Thứ năm 14/11/2024 05:35

VBF công bố Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam 2.0

Trong bối cảnh năng lượng tái tạo tại Việt Nam phát triển nhanh chóng và khả năng tăng sử dụng khí trong sản xuất điện, ngày 27/2, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã công bố Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam (Phiên bản 2.0). Theo đó, đưa ra Chiến lược phát triển năng lượng dựa trên những nguồn năng lượng tại Việt Nam, với trọng tâm là năng lượng tái tạo.

Bà Virginia Foote - Đại diện Liên minh VBF - cho biết, trong khi năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và trở nên bức thiết đã đặt ra yêu cầu khai thác nguồn năng lượng tái tạo, sạch, an toàn để thay thế. Việc làm này còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống. Bằng nhiều biện pháp, các cơ quan chức năng nên khuyến khích việc sử dụng hệ thống pin mặt trời trên các tầng mái, thậm chí có thể lan tỏa thành các phong trào rộng khắp trong cộng đồng xã hội. Đó chính là lý do VBF công bố Kế hoạch năng lượng sản xuất tại Việt Nam (Phiên bản 2.0).

Báo cáo được hoàn thành nhờ sự nỗ lực của tập thể các thành viên VBF - một kênh đối thoại chính sách cấp cao giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm 15 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Báo cáo này dựa trên Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam (Phiên bản 1.0) năm 2016 của Nhóm công tác Điện và Năng lượng VBF.

Theo đánh giá của Nhóm Công tác Điện và năng lượng VBF, năm 2019 chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng mặt trời và năng lượng gió tại Việt Nam. Điều này dẫn đến việc cần thiết phải có sự điều tiết cho sự mở rộng “bùng nổ” của hệ thống pin lưu trữ, tăng hiệu quả năng lượng và khí tự nhiên.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tại Việt Nam vào tháng 1/2019, có hơn 330 dự án năng lượng mặt trời, với tổng công suất đăng ký là 26.00MW, đã phải thực hiện nhiều bước trong quá trình phê duyệt để bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực. Trong số đó, 121 dự án với tổng công suất 6.100MW đã được phê duyệt và bổ sung vào các quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và địa phương. Đặc biệt, dự án đầu tư lớn của tư nhân ở tỉnh Ninh Thuận, với cụm 3 nhà máy có công suất 330MW đã hòa lưới điện quốc gia vào tháng 4/2019. Đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á với tổng số hơn 1 triệu tấm pin, và tổng giá trị đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng, tương đương 300 triệu USD ở thời điểm hiện tại. Dự án này góp phần giảm phát thải gần 304.400 tấn CO2 ra môi trường mỗi năm.

Việt Nam có tiềm năng phát triển nhanh chóng năng lượng tái tạo trong điều kiện thị trường hiện nay nếu có các chính sách hiệu quả. Tuy nhiên, tham vọng mở rộng hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo vẫn bị hạn chế bởi những rào cản mà người tiêu dùng quan tâm mua năng lượng sạch và đơn vị sản xuất tiếp cận vốn tài trợ đang phải đối mặt”- ông John Rockhold – Trưởng nhóm công tác Điện và năng lượng VBF cho hay.

Vì vậy, trong Phiên bản 2.0 của Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam, VBF đã đưa ra kế hoạch thay thế giúp phát triển ngành năng lượng của Việt Nam trong tương lai bằng cách đề xuất lộ trình phát triển năng lượng sạch hơn, có chi phí hợp lý hơn và bền vững hơn. Theo đó, VBF đưa ra 6 khuyến nghị cơ bản bao gồm: Khuyến khích các chuyên gia năng lượng trong khu vực tư nhân tham gia hỗ trợ xây dựng Tổng Sơ đồ Điện VIII; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, khí, pin lưu trữ và sử dụng hiệu quả năng lượng.

Ngoài ra, cần thực hiện các quy định pháp luật và các ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư tư nhân phát triển các dự án năng lượng tái tạo có quy mô lớn và nhỏ, chẳng hạn như điện mặt trời áp mái, pin lưu trữ, trang trại điện mặt trời, điện mặt trời nổi, điện gió ngoài khơi và trên bờ, điện sinh khối; đơn giản hoá quy trình phê duyệt dự án trong khi vẫn duy trì các hệ thống điện an toàn.

Kế hoạch Năng lượng sản xuất tại Việt Nam phiên bản 2.0 cũng đề xuất, chuẩn hóa Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) và Hợp đồng mua bán điện (PPA) thành hợp đồng có khả năng được chấp nhận cấp vốn quốc tế, được sử dụng toàn cầu cũng như tại các nước ASEAN.

Bên cạnh đó, công bố lộ trình giá bán lẻ điện đến năm 2025, trong đó cần phản ánh sự dịch chuyển theo hướng định giá theo thị trường, điều chỉnh số giờ áp giá điện đỉnh và cân nhắc áp dụng biểu giá bán lẻ khác nhau cho các khu vực khác nhau và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn”- đại diện Nhóm công tác Điện và năng lượng VBF đề xuất.

Đồng thời, cũng cần đánh giá nhu cầu cấp thiết về phát triển hệ thống lưới truyền tải và cách thức phát triển hạ tầng lưới điện có chi phí thấp nhất nhằm hỗ trợ cho lượng điện năng lượng tái tạo và nguồn điện truyền tải gia tăng; đánh giá nguyên nhân và giải pháp cho cường độ sử dụng năng lượng rất cao và ngày càng tăng so với các nước láng giềng khu vực có GDP bình quân đầu người tương đương/ cao hơn và chuẩn bị chiến dịch tuyên truyền cộng đồng về tránh lãng phí năng lượng ở cấp độ dân cư, văn phòng và nhà máy sản xuất.

Chúng ta có thể thấy được những gì mà khối tư nhân có thể thực hiện đối với các dự án năng lượng trong một thời gian ngắn hơn. Sau khi biểu giá bán điện FiT được ban hành vào tháng 9/2016, khối tư nhân đã lắp đặt được xấp xỉ 5.2 GW năng lượng mặt trời. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai khi việc chuyển sang sử dụng khí như một phụ tải nền để hỗ trợ hàng chục các dự án năng lượng tái tạo được đề xuất”, ông John Rockhold - Trưởng nhóm công tác Điện và năng lượng VBF - nhấn mạnh.

Thu Phương

Tin cùng chuyên mục

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp