Thứ sáu 08/11/2024 22:27

Vận hội mới cho ngành du lịch tàu biển Việt Nam

Có thể nói, sự xuất hiện cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam do tư nhân đầu tư ở Quảng Ninh đã góp phần mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch tàu biển hiện nay.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng tàu biển "đếm trên đầu ngón tay"

Trên bản đồ du lịch tàu biển thế giới, châu Á là điểm đến hấp dẫn với 288 điểm được lựa chọn trở thành điểm dừng chân của các hãng du thuyền. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 sau Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan về số lượng du thuyền ghé thăm.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm lượng khách du lịch tàu biển đến nước ta trung bình chưa tới 300 nghìn lượt với gần 500 chuyến tàu cập cảng, tức chỉ chiếm từ 2,5 đến 3% tổng lượng khách quốc tế. Đây là những con số phản ánh thực trạng đáng buồn của du lịch tàu biển Việt Nam thời gian qua.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, trong đó chủ yếu là do sự yếu kém của hệ thống hạ tầng cảng biển cũng như chất lượng dịch vụ. Hầu hết cảng biển đón tàu khách chung với tàu hàng hóa dẫn tới tình trạng tàu khách không thể cập bến vì tàu hàng chiếm chỗ, dù đã đăng ký trước nhiều tháng trời… Du khách phải tăng bo vào bờ bằng tender là chuyện “như cơm bữa”. Cùng với đó dịch vụ, cơ sở hạ tầng ở các bến cảng cũng nghèo nàn, thậm chí hàng ngàn du khách cùng xuống từ một tàu biển quốc tế phải xếp hàng dài chờ đợi vì chỉ có duy nhất 1... nhà vệ sinh (!?).

Việt Nam được đánh giá là quốc gia giàu tiềm năng phát triển du lịch tàu biển

Những hạn chế trên đã được chỉ ra suốt một thời gian dài, nhưng chưa khắc phục rốt ráo. Hệ lụy không chỉ là giảm sức hút của điểm đến, mà còn bỏ lỡ nguồn thu không nhỏ từ dòng khách ngoại.

Ông Farriek Tawfik - Giám đốc khu vực Đông Nam Á của hãng du thuyền Princess Cruises - lấy ví dụ: “Trong năm 2018, Princess Cruises ước tính vận chuyển hơn 80.000 du khách đến Việt Nam. Chỉ cần mỗi khách mua một chai nước suối giá 2 USD, đó đã là một con số không nhỏ”. Không chỉ có khách dừng chân mua sắm, ngay cả những du thuyền khi cập bến cũng mua thêm thực phẩm và các trang thiết bị cần thiết để tiếp tục hải trình.

Cần có những cảng tàu khách chuyên biệt

Mới đây, ngành du lịch tàu biển nước ta đã xuất hiện “điểm sáng” khi Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hòn Gai – cảng tàu chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam - đi vào vận hành. Đây là công trình cảng tàu do tư nhân đầu tư với số vốn gần 1.100 tỷ đồng.

Ngày 27/11/2018, Cảng tàu khách du lịch quốc tế Hòn Gai đã đón chuyến tàu 5 sao đầu tiên, đem đến niềm hy vọng về tương lai mới của du lịch tàu biển. Đây là công trình giao thông bến cảng cấp đặc biệt, được thiết kế đón tàu có tải trọng lớn nhất lên đến 225.000 GRT với tổng số 8.460 người gồm cả hành khách và thủy thủ đoàn, có thể phục vụ được 2 tàu đậu cùng lúc. Trong ngày 25 và 26/12/2018, cảng này đã đón cùng lúc 2 chuyến tàu 5 sao, trong đó có tàu World Dream với sức chứa hơn 5.000 người.

Lần đầu tiên ngành du lịch Quảng Ninh chứng kiến hình ảnh những con tàu siêu sang quốc tế neo đậu dễ dàng, thuận tiện ngay tại Hạ Long, cũng lần đầu tiên du khách ngoại cùng thủy thủ các hãng tàu nổi tiếng cảm nhận sự khác biệt hoàn toàn về dịch vụ của một cảng tàu ở Việt Nam. Việc chủ đầu tư mời kiến trúc sư Top 5 thế giới Bill Bensley thiết kế khu vực nhà ga cảng tàu cũng là điều ngoài sức tưởng tượng từ trước tới nay – khi các nhà ga, bến cảng vốn chưa được đầu tư quy củ, bài bản.

Hai tàu khách quốc tế siêu sang cùng cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long

Sự tiên phong trong việc huy động nguồn lực đầu tư vào hạ tầng cảng biển của Quảng Ninh khiến các địa phương ven biển không khỏi trăn trở. Ông Nguyễn Công Bằng - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) - chia sẻ, các địa phương có cảng cần quảng bá, khuyến khích và có các hình thức ưu đãi với doanh nghiệp để đầu tư các bến cảng chuyên dụng tiếp nhận tàu khách du lịch quốc tế. Ông Bằng cũng cho rằng, thông qua kêu gọi nhà đầu tư, các thành phần kinh tế cùng tham gia mới có thể tăng số lượng cảng chuyên dụng cho du lịch tàu biển trong thời gian gần.

Đồng quan điểm, ông Ngô Hoài Chung - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch - nhấn mạnh, đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch tàu biển là giải pháp hết sức quan trọng. Theo đó cần “khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các cảng đón khách hiện đại, đồng bộ như cảng của Sun Group, tăng cường hợp tác công tư, chứ cứ chờ đợi ngân sách nhà nước thì rất khó”.

Bên cạnh giải pháp khơi thông nguồn vốn đầu tư hạ tầng cảng biển, cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tầm cỡ quốc tế và có tính kết nối đồng bộ với cảng biển. Quảng Ninh được coi là điển hình trong cách làm này khi đã và đang kiến tạo một quần thể du lịch quy mô ngay Bãi Cháy, kề bên Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai với chuỗi công trình đẳng cấp.

Cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng cảng tàu khách du lịch chuyên biệt

Có thể thấy, khi những trải nghiệm ở điểm đến được nâng tầm, các hãng tàu quốc tế sẽ ở lại lâu hơn, khách du lịch chi tiêu nhiều hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo uy tín và tăng nguồn doanh thu cho địa phương.

Bảo Duy

Tin cùng chuyên mục

Ngắm hoa dã quỳ khoe sắc trên triền núi lửa Chư Đang Ya mùa lễ hội

Cần Thơ: Đánh thức tiềm năng du lịch từ ‘Tinh hoa miền sông nước’

Sắp diễn ra Festival “Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa” 2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Đất Thép Farm - nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại

Dinh Bảo Đại tại TP. Đà Lạt xuống cấp nghiêm trọng sau hơn 6 tháng dừng đón khách

Ngày Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô ở Gia Lai diễn ra sôi nổi, hấp dẫn

Tây Ninh: Đón hơn 4,6 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng đầu năm

Khai mạc Hội thảo Chuyển đổi số về marketing - thanh toán ngành du lịch tại Quảng Bình

Tháng 10, TP. Hồ Chí Minh thu hút hơn 4,1 triệu lượt khách du lịch, doanh thu 16.251 tỷ đồng

Gen Z đi du lịch chỉ để ngủ và xu hướng thanh lọc, chữa lành bản thân

Lâm Đồng: Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 diễn ra trong thời gian 1 tháng

Gia Lai đề nghị tăng chuyến bay phục vụ Tuần lễ hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Lâm Đồng: 4 giải pháp phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững

Tam Đảo ra mắt sản phẩm du lịch – 'Dấu ấn mùa đông'

Vĩnh Phúc: Lần đầu tiên diễn ra sự kiện Festival Đại Lải

Thừa Thiên Huế: Độc đáo của các lăng vua triều Nguyễn

Bà Rịa – Vũng Tàu tung nhiều gói kích cầu du lịch dịp cuối năm

Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng

Lào Cai: Cho phép huyện Bát Xát sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm du lịch