Thứ sáu 22/11/2024 03:06

Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu

Các nhà phân tích cho biết ASEAN nỗ lực trong việc tăng cường an ninh lương thực toàn cầu khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng đe dọa đến dòng chảy của các mặt hàng.

Đặc biệt khi năm nay, Indonesia là chủ tịch của G20, vai trò không chỉ có ý nghĩa đối với khu vực mà còn đối với các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới. Ý kiến của các nhà phân tích được đưa ra khi quốc gia lớn nhất Đông Nam Á thu hút sự chú ý nhiều hơn với vị trí chủ tịch của Nhóm 20 quốc gia trong năm nay. Indonesia là thành viên duy nhất của ASEAN trong G20, một diễn đàn liên chính phủ của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một cuộc họp hai ngày của các bộ trưởng tài chính G20 đã kết thúc vào ngày 16/7 vừa qua với sự nhất trí đạt được về hợp tác giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thựctoàn cầu. Bộ trưởng Tài chính Indonesia - Sri Mulyani Indrawati - cho biết các bộ trưởng tin rằng cuộc khủng hoảng lương thực "cần được can thiệp nghiêm túc" và đồng ý "tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp lương thực từ khu vực sản xuất cho các nước khác có nhu cầu". Nhưng ngoài việc đưa ra tiếng nói cho các nền kinh tế đang phát triển, G20 với trọng tâm là an ninh lương thực cũng đã nêu bật một vấn đề ảnh hưởng đến Indonesia. Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này cũng nằm trong số những nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Xung đột Ukraine-Nga đã hạn chế nguồn cung ngũ cốc trên thị trường toàn cầu.

Các nhà phân tích tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore cho biết các biện pháp trừng phạt áp đặt trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine không chỉ làm gián đoạn nguồn cung cấp lương thực toàn cầu mà còn cản trở giao thông vận tải toàn cầu về nhiên liệu, phân bón và thức ăn gia súc. Không thể chỉ xem sự gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm là thách thức duy nhất.

Ngoài ra, còn có sự gián đoạn trong việc cung cấp năng lượng. Indonesia, với vị trí chủ tịch của G20 năm nay, có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để "xây dựng sự phối hợp tốt hơn giữa các nước ASEAN". Sự phối hợp giữa các khu vực là rất quan trọng bởi vì hầu hết nông dân ở Đông Nam Á là các tiểu điền chăm sóc các mảnh đất riêng lẻ. 10 quốc gia thành viên của ASEAN có thể khai thác các nguồn lực của họ để thúc đẩy sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong khu vực. Singapore, chẳng hạn, có thể phát triển một công nghệ đơn giản có thể giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học nhập khẩu mà nông dân không phải hy sinh năng suất. Nỗ lực phát triển các nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế có thể hạn chế lượng thức ăn chăn nuôi ngũ cốc và bột cá nhập khẩu. Một công ty khởi nghiệp ở Singapore đang nuôi ruồi lính đen để tạo ra nguồn protein thay thế cho thức ăn chăn nuôi..

Giá lương thực toàn cầu đã leo thang trong nhiều tháng do cuộc xung đột ở Đông Âu đè nặng lên nguồn cung cấp lương thực. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đạt trung bình 154,2 điểm trong tháng 6, tăng 23,1% so với giá trị một năm trước. Chỉ số giá ngũ cốc đạt trung bình 166,3 điểm, cao hơn 27,6% so với giá trị tháng 6/2021.

Động thái này được thúc đẩy chủ yếu bởi giá lúa mì cao hơn. Chỉ số giá thịt đạt mức kỷ lục 124,7 điểm vào tháng trước sau khi giá thịt gia cầm tăng mạnh. Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, người chủ trì cuộc họp ngoại trưởng G20 hồi đầu tháng 7, cho biết tất cả các bên tham gia đều lo ngại về giá thực phẩm và năng lượng tăng cao, và các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận, khả năng chi trả và tính bền vững sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi toàn cầu.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Ukraine 'phá vỡ lằn ranh đỏ' bằng đòn tấn công tên lửa Storm Shadow vào đất Nga

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/11/2024: Tạp chí Pháp nói về tiềm năng vũ khí hạt nhân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

Bloomberg nói khả năng đàm phán sớm về Ukraine; Economist dự đoán thời điểm kết thúc xung đột

Toàn cảnh thế giới 20/11: Nga tiết lộ thời gian kết thúc chiến sự, Israel trao thưởng 'hậu hĩnh' tại Gaza

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/11: Nga dồn hỏa lực, tuyến phòng thủ Toretsk lung lay; Ukraine phá hủy 51 UAV Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine trưa 20/11: Nga cảnh báo 'sắc lạnh'; Ukraine thất thủ tại Donbass

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine