Thứ năm 26/12/2024 09:05

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)

Sáng 17/8, tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường - Trưởng ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội cho biết, sau gần 7 năm thi hành, Nội quy năm 2015 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi, bổ sung.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi)

Luật Tổ chức Quốc hội và nhiều đạo luật khác đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội nên Nội quy cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính đồng bộ, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Một số điều, khoản tại Nội quy năm 2015 không còn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình hoạt động, nhất là từ năm 2016, Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị và tiến hành kỳ họp, được thực tiễn kiểm nghiệm, được đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân đánh giá cao, cần được xem xét để bổ sung quy định để bảo đảm cơ sở pháp lý.

Việc xây dựng Nghị quyết nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng; bám sát quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo tại Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đồng thời, hoàn thiện các quy định liên quan đến kỳ họp Quốc hội theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể, khoa học, hợp lý những quy trình, thủ tục tại kỳ họp; nội quy hóa những vấn đề về cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp đã được thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh; nhằm tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, tính chuyên nghiệp, chủ động trong hoạt động của Quốc hội, bảo đảm phân định rõ thẩm quyền của các chủ thể tham gia kỳ họp Quốc hội, tạo thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại kỳ họp.

Nội dung dự thảo Nội quy (sửa đổi) gồm 3 chương với 56 điều gồm Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 12); Chương II quy định về phiên họp tại Kỳ họp Quốc hội (từ Điều 13 đến Điều 26); Chương III quy định về xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp (từ Điều 27 đến Điều 56). Dự thảo Nội quy (sửa đổi) bổ sung 5 điều, sửa đổi 41 điều và kế thừa giữ nguyên 10 điều so với Nội quy hiện hành.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, Dự thảo Nội quy sửa đổi lần này gồm 24 vấn đề mới.

Theo đó, quy định cụ thể hơn trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc tham dự kỳ họp, sửa đổi quy định về tài liệu kỳ họp; bổ sung quy định về hình thức phiếu điện tử, quy định về kỳ họp bất thường, quy định thủ tục giới thiệu tại phiên khai mạc và phiên bế mạc.

Bên cạnh đó, quy định về hình thức làm việc trực tuyến, trực tiếp kết hợp trực tuyến; quy định phân công người trình bày. Bổ sung quy định về quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội; thẩm quyền cho Chủ tọa, người điều hành phiên họp toàn thể; quy định về chất vấn; hình thức biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử; trách nhiệm cơ quan chủ trì thẩm tra đề xuất một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, giải trình ý kiến ở Tổ.

Dự thảo cũng quy định cụ thể hơn nghi thức tuyên thệ, bổ sung trình tự xem xét, thông qua Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, quy định rõ quy trình, thủ tục ban hành Nghị quyết kỳ họp; bổ sung quy định về việc xem xét, quyết định hoặc điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia; chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quyết định áp dụng các ưu đãi đầu tư khác với ưu đãi đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư và các luật khác; chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của các luật có liên quan…

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển