Thứ hai 23/12/2024 06:57

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về Dự án Luật Phòng thủ dân sự

Chiều 22/9, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) Dự án Luật Phòng thủ dân sự.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Phòng thủ dân sự, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, trong những năm qua, công tác phòng thủ dân sự từng bước được hoàn thiện về thể chế và tổ chức thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng, chống, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, góp phần to lớn vào việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày Tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Phòng thủ dân sự

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ ràng các biện pháp ứng phó theo cấp độ thảm hoạ, sự cố dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện.

Thực tiễn công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố, thời gian qua đã cho thấy cần phải có các biện pháp mang tính chuyển tiếp, trước khi xã hội chuyển sang tình trạng khẩn cấp. Các biện pháp chuyển tiếp này cần được luật hoá để có cơ sở pháp lý và được thực hiện thống nhất, đồng bộ- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức chỉ đạo, chỉ huy ứng phó, khắc phục các dạng thảm họa, sự cố ở các cấp hiện nay còn tồn tại nhiều mô hình tổ chức khác nhau, thiếu đồng bộ, dẫn đến công tác chỉ đạo, chỉ huy hiệu quả chưa cao.

Đồng thời, tham khảo kinh nhiệm một số quốc gia trên thế giới cho thấy, các nước đều rất coi trọng công tác phòng thủ dân sự và đã ban hành thành đạo luật riêng như: Nga, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Philippin, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore…

Vì vậy, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là rất cần thiết nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ người dân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ môi trường.

Nâng cao năng lực về phòng thủ dân sự, góp phần làm giảm thiểu thiệt hại do thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Thẩm tra sơ bộ Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng liên quan đến phòng thủ dân sự; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về phòng thủ dân sự.

Việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự đã được Quốc hội quyết định. Ngày 30/8/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về Phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo” đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: “Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự”.

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tán thành sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật rộng, liên quan đến hoạt động, chính sách, biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đã có tại nhiều luật chuyên ngành nên Luật Phòng thủ dân sự cần quy định những nguyên tắc, xác định những vấn đề chung, bao quát để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động phòng thủ dân sự; nghiên cứu xác định đầy đủ những quy định khác nhau giữa dự thảo Luật và các luật liên quan hoặc dẫn chiếu, đề xuất sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể tại các luật khác.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Cận cảnh xe chiến đấu bộ binh do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Điểm danh những mẫu máy bay Boeing tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón