Thứ hai 18/11/2024 20:15

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu: Cần cơ chế, chính sách đặc thù

Trước yêu cầu phát triển công nghiệp đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs), cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi Việt Nam cần có tư duy và cách tiếp cận mới trong phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới.

Thông tin được Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh - nhấn mạnh trong Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 10/4 tại TP. Hồ Chí Minh.

Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu

Phát biểu tại hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho biết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Để thực hiện các mục tiêu này, Nghị quyết Đại hội XIII đã xác định 3 đột phá chiến lược và 12 định hướng lớn, trong đó một định hướng rất quan trọng là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tàng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triên ngành công nghiệp vật liệu, song phải thừa nhận một thực tế là ngành công nghiệp vật liệu của nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, nguyên vật liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng, dẫn đến phụ thuộc nguyên vật liệu nhập khẩu. Do đó, ảnh hưởng đến năng lực tự chủ, tự cường của nền kinh tế, sức cạnh tranh của nhiều ngành vật liệu còn hạn chế cả về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, chất lượng và chi phí.Thực tiễn trên thế giới cho thấy không có quốc gia nào tiến hành công nghiệp hóa thành công và có nền công nghiệp phát triển mà không có ngành công nghiệp vật liệu phát triển, bởi đây là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò cung cấp đầu vào cho tất cả các lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu dùng của xã hội.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong nguyên nhân chủ yếu là nguồn nhân lực của ngành công nghiệp vật liệu còn thiếu và yếu. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết chặt chẽ với phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt, cơ chế chính sách cho phát triển nguồn lực nói chung và nguôn nhân lực trong ngành công nghiệp vật liệu nói riêng còn nhiều bất cập.

Trưởng Ban kinh tế trung ương nhấn mạnh, trước yêu cầu phát triển nghiệp đất nước trong giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lân thứ 4, đòi hỏi Việt Nam cần có tư duy và cách tiếp cận mới trong phát triên nguôn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới.

Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phát biểu

“Nhiệm vụ chiến lược của ngành khoa học và công nghệ (KH- CN) đối với phát triển ngành công nghiệp vật liệu trong thời gian tới là: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu, phát triển nguồn nhân lực KH - CN ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam tương xứng với tiềm năng, đáp ứng nhu cầu, chủ động phát triển các ngành kinh tế” - ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định.

Ưu tiên phát triển nhân lực công nghiệp vật liệu - cần cơ chế, chính sách đặc thù

Tham gia phần trao đổi, thảo luận có 12 chuyên gia trong nước và quốc tế đến từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu. Hội thảo cũng tập trung, phân tích, làm rõ về tình hình phát triển công nghiệp và ngành công nghiệp vật liệu của Việt Nam; thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu; nhận diện bối cảnh, xu thế và tư duy, cách tiếp cận mới trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045; kinh nghiệm của Nhật Bản về tăng cường phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao đổi với chuyên gia nước ngoài về chính sách phát triển doanh nghiệp sản xuất vật liệu, ngành công nghiệp hỗ trợ bên lề hội thảo

Tất cả các tham luận và các đại biểu tại hội thảo đều thống nhất nhận định, công nghiệp vật liệu là một nền tảng của quan trọng để đảm chiến lược phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, cũng như hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tới đây. Đồng thời, xác định phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp vật liệu là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Nhằm hiện thực hóa được điều này, các đại biểu cho rằng cần có những cơ chế, chính sách cụ thể mang tính đặc thù để tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp vật liệu. Từ đó, đảm bảo được tính tự chủ trong sản xuất công nghiệp, đảm bảo được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp, của sản phẩm và của các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp vật liệu.

Các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp thảo luận tại hội thảo

Phát biểu kết luận hội thảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh bày tỏ, Ban tổ chức xin được tiếp thu và tổng hợp ý kiến đóng góp tại hội thảo của tất cả các vị đại biểu để tiếp tục nghiên cứu. Đặc biệt, trong một số quan điểm và những khía cạnh như: Phát triển nhân lực công nghiệp vật liệu phải được xem là khâu mấu chốt quyết định, cần được tiến hành từng bước và đầu tư đúng mức, duy trì thường xuyên và xây dựng phát triển đội ngũ những người làm nghiên cứu vật liệu; tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong các ngành công nghiệp vật liệu theo chiều sâu, coi đó là tiền đề phát triển nhân lực công nghiệp vật liệu trình độ cao….

Ký kết hợp tác giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh về NCKH, đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp vật liệu

Những đóng góp tâm huyết ngày hôm nay, rất có giá trị và rất thiết thực, giúp cho Ban Kinh tế Trung ương xây dựng Đề án về chủ trương, chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045, để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng. “Thời gian tới, tôi đề nghị Tổ biên tập Đề án tổng hợp, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên, gia nhà quản lý tại hội thảo ngày hôm nay. Đồng thời, đối với một số vấn đề cần tiếp tục tổng kết để hoàn thiện các nghiên cứu phục vụ cho chính sách và chủ trương…” - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?