Thứ sáu 22/11/2024 03:12

Uống trà- thú vui thanh đạm tốt cho người huyết áp cao

Uống trà là một thói quen lành mạnh để giúp giảm huyết áp. Chỉ cần thưởng thức đồ uống này ở mức độ vừa phải để tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine.

Lợi ích của trà đối với huyết áp

Các nghiên cứu khoa học cho thấy một số loại trà như trà xanh, trà đen và ô long có tác dụng giúp giảm huyết áp. Lợi ích này có được là nhờ các hợp chất trong nhóm catechin có trong trà,

Trà xanh, trà đen, ô long đều chứa các hợp chất trong nhóm catechin và có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp. Tuy nhiên, hàm lượng catechin trong trà xanh cao hơn trà đen và ô long do hai loại trà này được lên men nhiều hơn. Chính quá trình lên men đã làm giảm nồng độ catechin.

Trà xanh, trà đen, ô long đều chứa các hợp chất trong nhóm catechin và có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp. Ảnh minh họa

Khi uống trà, catechin và các chất chống ôxy hóa khác trong trà làm giãn mạch máu giúp hỗ trợ hạ huyết áp. Vì những chất chống ôxy hóa này kích thích một loại protein có trong cơ trơn cấu thành mạch máu (KCNQ). Khi protein bị kích hoạt, mạch máu sẽ giãn ra, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ đó huyết áp giảm xuống.

Trà cũng chứa L-theanine, một axit amin đã được chứng minh là làm giảm huyết áp ở những người bị căng thẳng, giảm bớt lo lắng.

Pha một ấm trà rồi sau đó ngồi và thưởng thức cũng có tác dụng thư giãn có thể làm giảm căng thẳng, một yếu tố hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.

Tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp của các loại trà

Trà xanh tốt cho người bệnh tăng huyết áp

Trà xanh là một loại thức uống lành mạnh và quen thuộc ở nhiều nơi. Chất ôxy hóa trong trà xanh có tác dụng làm thư giãn mạch máu, từ đó có thể làm giảm huyết áp.

Trong trà xanh có hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có chất flavonoid có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tim, đột quỵ là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp.

Nên tránh hoặc uống trà xanh cẩn thận trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Nếu tiêu thụ, hãy giới hạn ở mức 6 cốc hoặc ít hơn mỗi ngày (không quá 200mg caffein). Thực tế, có nhiều người đã có tổn thương gan, chủ yếu là các chất chiết xuất từ trà xanh ở dạng viên uống.

Người tăng huyết áp uống bao nhiêu trà xanh mỗi ngày?

Bất kỳ một loại thảo dược nào tốt không có nghĩa là nên dùng nhiều cũng tốt. Người bệnh tăng huyết áp không nên uống trà xanh thay nước lọc hằng ngày. Chỉ nên uống 1 - 2 cốc/ngày, quá lạm dụng sẽ dẫn đến táo bón (do chất chát trong trà), nam giới dễ bị mệt mỏi, liệt dương (do trong trà quá nhiều sắt).

Ngoài ra, khi dùng trà xanh để bình ổn huyết áp, nên chọn búp chè non, những búp còn tươi mới để dùng, không nên dùng lá và đã phơi khô. Cách pha trà cũng nên vừa đủ lượng chè, không pha quá đặc, vì trong trà xanh chứa caffein, có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, gây mất ngủ.

Trà đen

Trà đen được làm từ lá của một loại cây bụi có tên là Camellia sinensis. Loại trà này có chứa cafeine, các chất kích thích và các chất chống ôxy hóa. Các chất chống ôxy hóa trong trà đen có thể làm giảm cholesteol xấu, tăng cường sức khỏe tim mạch và làm giảm lượng đường trong máu. L-theanine trong trà đen cũng giúp cải thiện sự tập trung và sức khỏe tinh thần của người bị tăng huyết áp.

Một nghiên cứu của Thụy Điển theo dõi sức khỏe của 74.961 phụ nữ và nam giới trong hơn 10,2 năm cho thấy rằng tiêu thụ 4 tách trà đen trở lên mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.

Tuy nhiên, trà đen cũng chứa caffeine vì vậy hạn chế uống quá nhiều (từ 8 tách/ngày trở lên) để duy trì lượng caffeine an toàn. Những người đang mang thai hoặc cho con bú nên tiêu thụ ít caffeine hơn, phù hợp với khuyến nghị của bác sĩ.

Trà Ô long có giúp hạ huyết áp?

Là một loại trà truyền thống của Trung Quốc, trà Ô long được làm từ lá của cây trà. Đây cũng là loại cây được dùng để làm trà xanh và trà đen. Trà Ô long có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe. Uống trà Ô long thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu và góp phần giảm nguy cơ bệnh tim mạch đến 61%.

Catechine có trong trà Ô long làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đốt cháy lượng kalo, giảm mỡ thừa và giảm thiểu bệnh béo phì. Ngoài ra, L-Theanine, ECGC và cafein trong trà Ô long giúp thư giãn đầu óc, tinh thần hưng phấn, minh mẫn và tập trung tốt hơn.

Thời điểm lý tưởng nhất là uống nước trà xanh là sau khi ăn 1 giờ và trước khi đi ngủ khoảng 4 - 5 giờ. Tránh uống trà quá đặc để không gây hưng phấn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch và thần kinh…
Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Huyết áp

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm