Thứ bảy 16/11/2024 12:18

Unilever đầu tư 1 tỷ Euro để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong các sản phẩm vệ sinh vào năm 2030

Khoản đầu tư 1 tỷ Euro cho chương trình “Tương lai xanh” thúc đẩy quá trình chuyển đổi hoàn toàn khỏi các hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch trong các sản phẩm vệ sinh và giặt giũ của Unilever vào năm 2030, mở ra những cách thức mới để giảm carbon.

Ngày 2/9/2020, Unilever, nhà sản xuất các sản phẩm vệ sinh và giặt giũ hàng đầu, tuyên bố sẽ thay thế 100% carbon có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch trong các công thức sản phẩm vệ sinh và giặt giũ của mình bằng carbon tái tạo hoặc tái chế.

Các thương hiệu của Unilever tại Việt Nam đang hiện thực hóa cam kết vì một tương lai xanh

Tham vọng mới này là cấu phần cốt lõi của chương trình “Tương lai xanh” của Unilever - một chương trình đổi mới mang tính đột phá, được thiết kế bởi bộ phận Chăm sóc gia đình của Công ty, nhằm thay đổi cơ bản cách thức chế tạo, sản xuất và đóng gói một số sản phẩm vệ sinh và giặt giũ nổi tiếng nhất thế giới. Điểm độc đáo của chương trình “Tương lai xanh” là áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào cả việc đóng gói cũng như công thức sản phẩm ở quy mô thương hiệu toàn cầu nhằm giảm phát thải carbon của sản phẩm.

Các hóa chất được sử dụng trong các sản phẩm vệ sinh và giặt giũ của Unilever chiếm tỷ trọng vết carbon lớn nhất (46%) trong suốt vòng đời của chúng. Bởi vậy, bằng cách ngừng sử dụng các hóa chất có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch trong công thức sản phẩm, công ty sẽ mở ra những cách mới để giảm lượng khí thải carbon của một số thương hiệu vệ sinh và giặt giũ lớn nhất thế giới. Unilever kỳ vọng chỉ riêng sáng kiến này sẽ giảm tới 20% lượng khí thải cacbon trong các công thức sản phẩm.

Unilever đề xuất hàng rào khoanh vùng trị giá 1 tỷ Euro cho chương trình “Tương lai xanh”. Khoản tiền này sẽ cấp vốn cho việc nghiên cứu công nghệ sinh học, sử dụng CO2, hóa học carbon thấp, công thức phân hủy sinh học và tiết kiệm nước, và giảm một nửa việc sử dụng nhựa nguyên sinh trước năm 2025. Khoản đầu tư này cũng sẽ hỗ trợ phát triển truyền thông thương hiệu giúp những công nghệ này trở nên hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

Unilever cũng kêu gọi các doanh nghiệp khác áp dụng phương pháp tiếp cận ‘Cầu vồng carbon’ mới để chuyển đổi sang các nguồn carbon tái tạo và tái chế từ thực vật, không khí, tài nguyên biển và chất thải.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thách thức và cơ hội của BSR với "chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu"

Triển khai quản trị rủi ro tại PV Power: Hiệu quả - bền vững

PVOIL hướng đến ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học và công việc

TTC Hospitality lần thứ 2 được vinh danh Doanh nghiệp vì cộng đồng

Phân bón Cà Mau: Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

PV GAS tiếp tục tỏa sáng tại giải Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

EVNHANOI khuyến cáo các hộ kinh doanh không tận dụng tủ điện để dán quảng cáo, rao vặt

Công đoàn Cơ quan Tập đoàn tham quan mô hình thực hiện tốt VHDN và 5S tại PV GAS CA MAU

Tân Hiệp Phát 13 năm nỗ lực tiếp lửa sáng tạo để các tài năng trẻ khoa học phụng sự xã hội

PV GAS hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Cảm Nhân, tỉnh Yên Bái

Hiện thực hóa giấc mơ ''an cư'' cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Bamboo Capital và hành trình 13 năm phát triển bền vững, kiến tạo giá trị cho cộng đồng

EVNHANOI đột phá trong an toàn lao động nhờ chuyển đổi số

ICD Tân cảng Sóng Thần lọt vào top 10 công ty đại chúng quản trị tốt

Nhìn lại hành trình của Chủ tịch tập đoàn đa ngành BIM Group Đoàn Quốc Việt

Hội nghị chuyên đề đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Vinh quang thợ mỏ: “30 năm Sáng tạo - Năng suất - Thu nhập cao”