Thứ sáu 29/11/2024 04:29

Ứng dụng khoa học công nghệ - Nâng cao năng suất nông nghiệp

Với việc tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nhiều giống cây trồng và vật nuôi đã cho năng suất chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Lâm Đồng đi tiên phong áp dụng công nghệ cao trong trồng hoa

Cần thay đổi tầm nhìn

Dù đạt được một số thành tựu nhất định, song nhìn chung, trình độ khoa học công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam còn yếu. Vì vậy, không còn con đường nào khác tốt hơn để thay đổi, phát triển nông nghiệp bằng việc ứng dụng tiến bộ KHCN.

Tổng kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước do Bộ KH&CN quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2008-2013 là 2.143 tỷ đồng (chiếm 30%). Kinh phí sự nghiệp cấp riêng cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) giai đoạn này là gần 4.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 13% tổng kinh phí sự nghiệp KHCN của cả nước.

Từ năm 2011 đến nay, ngành NN&PTNT đã đạt được một số kết quả nổi bật trong nhiệm vụ KHCN. Trong lĩnh vực trồng trọt đã công nhận được 48 giống lúa mới giúp tăng 10-15% năng suất. Về ngô, 26 giống mới cũng đã được công nhận, rất nhiều giống có khả năng chịu hạn, sâu bệnh, năng suất có thể lên tới 10 tấn/ha, tương đương các giống ngô nhập nội. Bên cạnh đó, một loạt giống cây công nghiệp như điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, ca cao, chè có năng suất vượt trội so với các nước trên thế giới.

Tính đến năm 2014, có 47 giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước được chuyển nhượng cho DN, trong đó có 39 giống lúa, 4 giống ngô, 1 giống đỗ tương, 1 giống lạc, 1 giống thanh long và 1 giống khoai tây. Cùng với trồng trọt, trong lĩnh vực công nghệ sinh học, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ chế biến, bảo quản và sau thu hoạch, thủy lợi cũng đạt được một số thành tựu nhất định...

Nhưng, so với đòi hỏi của thực tế, việc ứng dụng KHCN trong nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Đặc biệt, thời gian qua, các nghiên cứu quá tập trung vào nâng cao năng suất và thâm canh khiến giá trị, chất lượng bị tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Do đó, để phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cần phải thay đổi tầm nhìn, chiến lược và cả tư duy dành cho KHCN.

Tập đoàn TH đã hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa nhờ ứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp đóng vai trò quyết định

Các chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng, phải mở biên tối đa, tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN tham gia sâu rộng hơn nữa vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp.

Theo kết quả điều tra của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), trong số trên 1.500 DN có hoạt động KHCN thì có tới 350 DN có tiềm năng phát triển thành DN KHCN, nhưng trong số đó chỉ có 28 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 8%).

Với kinh nghiệm của DN mình, ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình (TSC) - chia sẻ: Có được thành công như ngày hôm nay, TSC phải có chiến lược, kế hoạch đầu tư dài hơi cho KHCN chứ không phải muốn là làm được ngay. Như giống lúa có diện tích gieo trồng thuộc tốp đầu cả nước hiện nay là BC15 thì cách đây cả chục năm, TSC đã mạnh dạn mua bản quyền để về nhân giống, chọn tạo phát triển nó lên vì nhận thấy tiềm năng.

Từ thực tế đã hoạt động, ông Trần Mạnh Báo cho rằng, nghiên cứu phải dựa trên nhu cầu thực tế bởi thị trường quyết định tất cả. Tư duy, thói quen nghiên cứu khoa học theo kế hoạch, đề tài, dự án đã quá lạc hậu, DN hiện không đủ thời gian, công sức và kiên nhẫn để tiếp cận các nguồn vốn, ngân sách dành cho KHCN bởi thủ tục mất quá nhiều thời gian (theo thống kê của các nhà khoa học mất khoảng 30% tổng thời gian dành cho lo thủ tục, hóa đơn).

Ông Báo kiến nghị cần phải xã hội hóa công tác nghiên cứu một cách thật sự minh bạch. Sau đó, các chính sách, tài chính đối với các DN KHCN phải thật cụ thể, rõ ràng, nếu có thể giao khoán theo kết quả nghiên cứu chứ không phải kiểm tra, giám sát từng cân giống, dảnh mạ như hiện nay. Cuối cùng, cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù cho nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp vì là nghiên cứu ngoài trời nên độ rủi ro bởi thời tiết và thiên tai rất lớn.

Còn theo bà Thái Hương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH - chính nhờ áp dụng KHCN mà TH đã hình thành nên một ngành công nghiệp chăn nuôi bò sữa. Bà Hương cho biết, từ trước tới nay, nông dân gần như đứng ngoài cuộc bởi công nghệ của TH quá hiện đại. Nhưng sắp tới, Tập đoàn TH sẽ bắt đầu đưa người nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp của mình thông qua việc trồng một số loại cỏ chất lượng cao được nhập nội để cung cấp cho trại bò của TH với thu nhập cao gấp trồng lúa cả chục lần.

Là DN đầu tư “khủng” cho nghiên cứu sản xuất giống, thức ăn, quy trình nuôi tôm, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Việt - Úc phân tích: Nhờ ứng dụng KHCN mà chỉ với diện tích nuôi tôm 50 ha, đơn vị tạo ra sản lượng tôm đạt tới 2.000 tấn/năm. Qua đó mới thấy, đầu tư cho KHCN trong nông nghiệp dù rất tốn kém nhưng hiệu quả đem lại vô cùng to lớn.

Là địa phương tiên phong trong ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - ông Phạm S - nhận định, các nước phát triển ứng dụng KHCN từ cách đây hàng thập kỷ nên đã kịch trần về năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, với nước ta do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên nếu áp dụng triệt để KHCN vào sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra một cuộc cách mạng và Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân:

“Tín hiệu mừng khi Bộ NN&PTNT và ngành nông nghiệp rất quan tâm tới việc ứng dụng KHCN vào nâng cao năng suất, chất lượng. Bản thân Bộ KH&CN cũng phải tự tái cơ cấu mình để phục vụ khoa học nói chung và nông nghiệp nói riêng được tốt hơn. Bộ KH&CN đã cơ bản hoàn thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới Luật KHCN. Hy vọng, khi những cơ chế chính sách mới này chính thức có hiệu lực sẽ là một “khoán 10” mới trong lĩnh vực này”.

Nguyễn Nam
Bài viết cùng chủ đề: khoa học công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Xe điện tiếp tục là 'át chủ bài', doanh thu quý III/2024 của VinFast tăng 49,3%

Ô tô "xanh" tiếp cận thị trường Việt theo cách đa chiều

4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á năm 2024 diễn ra từ ngày 2-3/12

Omoda C5 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 589 triệu đồng kèm nhiều ưu đãi

Chung kết cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp sáng tạo quốc gia 2024

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ