Thứ sáu 27/12/2024 16:11

Tuyên Quang: Xuất khẩu nỗ lực vượt khó

Ngành Công Thương Tuyên Quang cùng các doanh nghiệp đang nỗ lực vượt khó phát triển sản xuất, để hoạt động xuất khẩu tiếp tục đà khởi sắc trong năm 2024.

Giá trị xuất khẩu hàng hóa giảm do đâu?

Trong 05 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát triển; sản xuất nông nghiệp ổn định, duy trì theo đúng khung thời vụ; giá trị sản xuất công nghiệp và sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ (theo giá so sánh 2010) tháng 5 ước đạt 2.026,3 tỷ đồng, 05 tháng ước đạt 9.332.3 tỷ đồng, đạt 39,3% kế hoạch, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 24,7% so với kỳ báo cáo trước); dịch vụ du lịch có nhiều khởi sắc trong tháng 5/2024, toàn tỉnh thu hút được 375.000 lượt khách du lịch, doanh thu đạt 398 tỷ đồng; lũy kế 05 tháng thu hút được 1.487.500 lượt khách du lịch đạt 54% kế hoạch năm, doanh thu đạt 1.701 tỷ đồng; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, giữ vững.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện trong tháng 5 đạt 9,8 triệu USD, giảm 38,5% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 5 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 45 triệu USD, bằng 26,5% kế hoạch năm, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2023. Các mặt hàng chủ yếu được xuất khẩu là chè, giấy đế, bột giấy, hàng dệt may, bột barit, đũa gỗ, giày dép, antimony thỏi…

Sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Woodsland Tuyên Quang. Ảnh: Sở Công Thương Tuyên Quang

Một số sản phẩm giảm mạnh như sản phẩm hàng may mặc của Công ty TNHH MTV Seshin VN2, sản phẩm tai nghe của Công ty TNHH Future of Soud Vina giảm, sản phẩm chè xuất khẩu. Do đó, sản lượng và giá trị xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp đã có hàng hóa và thị trường xuất khẩu vẫn đang nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì các đối tác, bạn hàng truyền thống và cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Ông Ngô Đức Tú, Giám đốc Công ty cổ phần chè Sông Lô cho biết, thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là các nước thuộc khu vực Trung Á, Đông Á, Nga... Thời điểm đầu năm, lượng hàng xuất khẩu của công ty thường thấp, từ tháng 7 trở đi xuất khẩu được nhiều hơn. Do các nước là thị trường truyền thống của công ty bước vào mùa lễ hội, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ uống, trong đó có chè tăng rất cao. Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và phấn đấu đạt chỉ tiêu 2.300 tấn trong năm 2024.

Theo phân tích của Phòng Quản lý Thương mại - Xuất, nhập khẩu - Sở Công Thương Tuyên Quang, nguyên nhân giá trị xuất khẩu hàng hóa giảm là do các doanh nghiệp chưa tìm kiếm được đơn hàng mới, khủng hoảng địa chính trị lan rộng, suy thoái kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Future of Soud Vina nhận được ít đơn hàng bên hãng Sony đặt và bên Trung Quốc mới xây dựng một nhà máy sản xuất tai nghe, phụ kiện lớn, dẫn đến lượng đơn đặt hàng của Việt Nam bị giảm nhiều. Chính vì thế, tình hình xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Nỗ lực gỡ "nút thắt"

Hiện nay, UBND tỉnh, ngành Công Thương, các doanh nghiệp đang nỗ lực vượt khó, phát triển sản xuất để hoạt động xuất khẩu tiếp tục đà khởi sắc trong những tháng cuối năm.

Để đạt được chỉ tiêu giá trị xuất khẩu trong năm 2024, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng trong tỉnh cũng đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp về thủ tục, chính sách… nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp sản xuất, xuất khẩu ổn định. Cùng với đó, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, để huy động nguồn lực từ nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt, hỗ trợ, tạo điều kiện để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp và các dự án khác.

Mô hình trồng ớt xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa được triển khai tại Chiêm Hóa.

Bên cạnh đó, cần thông tin nhanh chóng, kịp thời đến các doanh nghiệp các văn bản, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, vận chuyển hàng hóa để các doanh nghiệp biết, chủ động triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, định vị thương hiệu cho các mặt hàng nông sản có lợi thế của tỉnh để xuất khẩu; xây dựng các kênh thông tin về các mặt hàng có chất lượng tốt và giá trị xuất khẩu cao cho thị trường và doanh nghiệp, kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản để trao đổi thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp này trong hoạt động xuất khẩu.

Để thúc đẩy xuất khẩu khởi sắc trở lại, doanh nghiệp cũng cần chủ động nắm bắt các thông tin về thị trường thế giới để ứng phó kịp thời trong sản xuất và xuất khẩu; đồng thời phải chủ động hội nhập, nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại để thâm nhập thị trường. Từng doanh nghiệp phải chủ động xây dựng thương hiệu, giảm tính lệ thuộc hoặc xuất khẩu qua trung gian, tăng tính liên kết trong nội bộ ngành hàng để tăng cạnh tranh khi gia nhập thị trường mới, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu