Thứ sáu 22/11/2024 06:16

Tuyên Quang: Vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng chưa khắc phục được

Vỡ đê tại Tuyên Quang đã gây ngập úng 40ha, hiện còn 11 hộ bị cô lập, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha.

Thông tin từ UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, đến hết ngày 11/9, tình hình nước lũ diễn biến phức tạp, nước chảy mạnh chỗ đoạn đê bị vỡ, không thể vá đê được phải chờ mực nước hạ lực lượng chức năng mới có thể khắc phục được sự cố.

Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Công Thương, ông Hoàng Hải Trường - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương cho biết: Đến thời điểm hiện tại, nước sông Lô đang ở mức cao, tại vị trí vỡ đê dòng chảy chảy đang rất mạnh, còn 11 hộ bị cô lập, tổng diện tích hoa màu bị ảnh hưởng, thiệt hại Lúa 15 ha, Ngô 4,5 ha, Cà gai 2,5 ha, Ao cá 4,5 ha, Mía 0,4 ha, Gãy 01 cột điện đường 04 KV. May mắn là chưa có thiệt hại về người.

Vị trí vỡ đê tại xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương chưa thể khắc phục

"Được sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng sự chung tay của toàn xã hội chúng tôi, với gần 138 nhân khẩu bị ảnh hưởng trực tiếp. chúng tôi đã tiếp cận hiện trường giúp đỡ bà con với phương châm không để ai bị đói rét. Riêng vị trí đê bị vỡ tại xã Quyết Thắng vẫn chưa thể vá lại được, các lực lượng tiếp tục tập kết vật liệu về hiện trường, chờ nước rút chúng tôi mới khắc phục", Phó chủ tịch cho biết thêm.

Trước đó, ngày 10/9/2024, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai huyện Sơn Dương cùng UBND xã Quyết Thắng đi kiểm tra tuyến đê đã phát hiện hiện tượng rò rỉ nước tại cống Bồ Hòn. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai cấp huyện đã chỉ đạo UBND xã Quyết Thắng phối hợp với xã Hợp Nhất huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ huy động các lực lượng, vật tư theo phương châm 4 tại chỗ để đóng cọc tre, đắp đất, đá tại nơi có hiện tượng rò rỉ nước.

Tuy nhiên do mực nước ngày càng cao, lượng nước rò rỉ ngày càng lớn đến 21 giờ cùng ngày mang cống Bồ Hòn, xã Quyết Thắng bị vỡ với chiều dài khoảng 15m. Nguyên nhân do tuyến đê được đầu tư lâu năm, mang cống và chân đê có nhiều ổ mối, chuột đục rỗng gây xói sạt lở; do lưu lượng nước lớn, độ chênh cao giữa sông và khu vực sản xuất từ 5-7 m, gây xung yếu thân đê. Các xã trong vùng có khả năng bị ảnh hưởng do sự cố vỡ đê tại xã Quyết Thắng gồm: xã Đông Thọ, Hào Phú, Chi Thiết, Văn Phú, Đông Lợi.

Ngay sau khi xác định cống dưới đê tại xã Quyết Thắng có nguy cơ vỡ. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai huyện Sơn Dương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo UBND xã Quyết Thắng, các xã lân cận, các cơ quan, đơn vị, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự huy động lực lượng tổ chức thực hiện rà soát các hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng và di dời khẩn cấp 35 hộ dân/138 nhân khẩu và tài sản trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đồng thời, huy động toàn bộ lực lượng Công an. Quân sự và các xã lân cận tham gia di dời người và tài sản của nhân dân, tham gia khắc phục sự cố vỡ đê. Tổ chức thăm hỏi, động viên nhân dân đã di dời đến nơi an toàn. Đảm bảo các điều kiện cần thiết như: Chỗ nghỉ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, chỗ ăn, chỗ ở cho nhân dân.

Đã tổ chức huy động trên 100 người gồm lực lượng Công an, Quân sự và nhân dân của xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, xã Hợp Nhất huyện Đoan Hùng và các xã lân cận tham gia khắc phục sự cố vỡ đê. Huy động trên 20 xe tải chở đất, cát, đá hộc, rọ sát...máy xúc và các phương tiện khác tới hiện trường để ứng phó với sự cố. Đến 24 giờ cùng ngày đã tổ chức đã vận chuyển và đắp hàng chục tấn đất đá để khắc phục sự cố vỡ đê. Hiện tại công tác ứng phó đang được các lực lượng và nhân dân tích cực triển khai thực hiện.

"Ủy ban nhân dân huyện sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin để kịp thời chỉ đạo ứng phó, khắc phục hiệu quả. Chúng tôi chỉ đạo rà soát, khẩn trương di dời người dân và tài sản ra khỏi vùng ngập lụt, vùng nguy hiểm; vùng có nguy cơ nguy hiểm đến nơi an toàn. Đảm bảo các điều kiện cần thiết như: Chỗ nghỉ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, chỗ ăn chỗ ở... cho nhân dân. Với phương châm nhanh nhất, hiệu quả nhất đảm bảo an toàn tối đa tính mạng cho nhân dân, hạn chế tối đa thiệt hại, giảm thiểu thời gian khắc phục sự cố vỡ đê", ông Trường nhấn mạnh.

Tiếp tục bố trí lực lượng, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư đảm bảo, phù hợp, cần thiết cho công tác cứu hộ đê thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xấu xảy ra. Cắm biển cảnh cáo nguy hiểm.

Bên cạnh đó, chỉ đạo UBND các xã tiếp tục rà soát các vị trí xung yếu, chuẩn bị vị trí thuận lợi, tập kết sẵn vật liệu sẵn sàng để xử lý kịp thời khi cố sự cố rò rỉ nước bờ đê sảy ra ở các vị trí khác. Đồng thời thống kê, xác minh thiệt hại sản xuất nông lâm nghiệp; thực hiện các giải pháp khôi phục hệ thống điện, sản xuất nông nghiệp, vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Giao Hội chữ thập đỏ phối hợp với các cơ quan, đơn vị các tổ chức chính trị tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Nghiêm túc trực ban 24/24h, tổng hợp báo cáo theo quy định.

Tuyến đê trên địa bàn huyện Sơn Dương là đê cấp V. Tuyến đê Tả sông Lô có tổng chiều dài 36.214m qua 7 xã với 35 cống tiêu qua đê thuộc các xã Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Đông Thọ, Quyết Thắng, Vân Sơn, Hồng Lạc, Trường Sinh. Đảm bảo ngăn lũ sông tại TP. Tuyên Quang, bảo vệ cho 1.484,5 ha diện tích lúa và rau màu, với trên 40.000 nhân khẩu.

Hệ thống đê được đầu tư nâng cấp trong các năm 1999 - 2001, đoạn qua địa bàn xã Cấp Tiến huyện Sơn Dương dài 7.500m được đầu tư, hoàn thiện và đưa vào sử dụng năm 2013. Mặt đê rộng trung bình 4 m, mặt đê là đất cấp phối, một số đoạn kết hợp là đường giao thông nằm trùng với các tuyến đường huyện đã được cứng hóa 32.332m; hệ thống kè bảo vệ đê với tổng chiều dài 2,437 km.

Tại xã Quyết Thắng địa bàn nơi xảy ra vỡ khoảng gần 10m, tuyến đê dài 3.203 m, nằm trùng với tuyến đường huyện, có 02 cống dưới đê, mặt đê đã được cứng hóa hoàn toàn 3.203 m.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Tuyên Quang

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024