Chủ nhật 22/12/2024 15:23

Tuyên Quang đề nghị tăng nguồn vốn hỗ trợ cho đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Phần lớn cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được đầu tư hạ tầng bằng nguồn ngân sách, tỉnh đề xuất tăng hỗ trợ nhằm hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

Theo số liệu từ Sở Công Thương Tuyên Quang, trên địa bàn tỉnh đã thành lập 6 cụm công nghiệp, tổng diện tích 375 ha; thu hút được 29 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 3.300 tỷ đồng (trong đó có 19 dự án đã đi vào hoạt động), diện tích đất (theo chủ trương đầu tư) 119,26 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp 48%, tạo việc làm trên 8.000 lao động cho lao động tại địa phương.

Phần lớn cụm công nghiệp trên địa bàn được nguồn ngân sách Trung ương và địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, cụm công nghiệp Khuôn Phươn được bố trí 27,0 tỷ đồng; cụm công nghiệp An Thịnh được hỗ trợ đầu tư 8,2 tỷ đồng; cụm công nghiệp Tân Thành được hỗ trợ 6 tỷ đồng; cụm công nghiệp Phúc Ứng được hỗ trợ đầu tư 32,9 tỷ đồng.

Riêng cụm công nghiệp Thắng Quân do Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang đã được giao chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp với tổng mức đầu tư dự án 170 tỷ đồng. Hiện đã thu hút được 5 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn đầu tư là 681,158 tỷ đồng; 4 doanh nghiệp thuê lại nhà xưởng để sản xuất đồ gỗ nội thất. Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt 77,4 %.

Sản xuất tại cụm công nghiệp An Thịnh, huyện Chiêm Hóa

Cụm công nghiệp Ninh Lai - Thiện Kế, diện tích 75ha là cụm đầu tiên được UBND tỉnh lựa chọn và giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp (Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thanh Giang). Hiện nay, chủ đầu tư đang hoàn thiện các bước tiếp theo.

Theo đánh giá từ Sở Công Thương Tuyên Quang, địa phương đã thực hiện tốt các quy định, chính sách trong lĩnh vực cụm công nghiệp. Đến nay, các cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết phân khu chức năng để mời gọi, thu hút đầu tư. Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp cơ bản hoạt động có hiệu quả, tạo công ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, tăng thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương gần đây, đại diện Sở Công Thương cũng phản ánh một số vướng mắc trong công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Trong đó, một số cụm công nghiệp do đơn vị cấp huyện được giao làm chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, sản xuất kinh doanh vào cụm. Các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp chậm được đầu tư, nhất là hệ thống xử lý nước thải tập trung; một số cụm đã được đầu tư, nhưng chưa đồng bộ.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu giai đoạn 2021-2025 tỉnh Tuyên Quang phân bổ đất cụm công nghiệp dàn trải cho toàn bộ 24 cụm trên địa bàn tỉnh và thấp hơn so với diện tích đất trong Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021­-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dẫn đến khó khăn trong việc thành lập mới các cụm công nghiệp và triển khai thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng, giao đất và thuê đất cho chủ đầu tư hạ tầng cụm.

Công tác giải phóng mặt bằng đã được tập trung thực hiện nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ triển khai dự án đầu tư, dẫn đến tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp ở một số huyện còn đạt thấp.

Để khắc phục những khó khăn này, đại diện Sở Công Thương Tuyên Quang đề nghị: Chính phủ tăng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp tại địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nguồn thu thấp, trong đó có tỉnh Tuyên Quang.

Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh trong việc đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp, đặc biệt là các hạng mục thiết yếu: đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, nguồn kinh phí khác.

Có ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về trình tự, thủ tục thành lập và giao chủ đầu tư cụm công nghiệp không phải chấp thuận chủ trương đầu tư nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính, tránh chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, đầu tư phát triển cụm.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam