Thứ hai 23/12/2024 12:00

Tương lai thị trường ô tô Đông Nam Á: Xe điện chiếm ưu thế

Trong bối cảnh tiêu thụ ô tô tăng mạnh gây ô nhiễm không khí trầm trọng, xe điện (EV) là một lựa chọn tốt hơn để cân bằng giữa sự tiện nghi cho tầng lớp trung lưu đang tăng lên và mục tiêu bảo vệ môi trường tại Đông Nam Á.

Doanh số bán xe hơi ở Đông Nam Á đã vượt xa tất cả các khu vực khác trên thế giới. Năm 2017, tổng doanh số bán xe mới tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã tăng 5% lên gần 3,4 triệu chiếc.

Đến nay, ASEAN có tỷ lệ sở hữu xe hơi đặc biệt cao so với các khu vực khác trên thế giới. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhiều hơn một xe hơi ở các quốc gia như Thái Lan, Malaysia và Indonesia đang tăng nhanh chóng. Nếu không có thay đổi lớn, ước tính sở hữu phương tiện trên toàn khu vực sẽ tăng hơn 40% vào năm 2040…

Tiêu thụ ô tô tăng mạnh đang đặt ra áp lực rất lớn về môi trường. Hầu hết các phương tiện trong khu vực chạy bằng xăng hoặc dầu diesel, khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tồi tệ ở các thành phố Đông Nam Á… Một nghiên cứu của Khoa Đại học Y tế Công cộng Indonesia cho thấy 58% số bệnh của những người sống trong thành phố có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Trong bối cảnh đó, xe điện (electric vehicle- EV) dường như là một lựa chọn tốt hơn để cân bằng giữa sự tiện nghi và bảo vệ môi trường. EV, bao gồm cả xe điện hybrid có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon thải ra môi trường, so với những chiếc xe thông thường thải ra carbon dioxide, carbon monoxide và nitơ oxit không có lợi cho môi trường.

Theo một nghiên cứu do Nissan chủ trì và được thực hiện bởi Công ty nghiên cứu Frost & Sullivan, 1/3 người tiêu dùng Đông Nam Á sẵn lòng mua một chiếc xe điện. Nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng ở Philippines, Thái Lan và Indonesia là những người nhiệt tình nhất về tương lai của EVs.

Nhận thức tốt hơn về môi trường và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong khu vực đã thúc đẩy doanh số EV ở một số quốc gia. Tại Malaysia, tăng trưởng của các phương tiện tiết kiệm năng lượng (EEV) - bao gồm EVs - đã vượt mục tiêu năm 2018. Trong năm 2019, Viện Ô tô, Robot và IoT của Malaysia (MARii) đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là dòng xe made in Malaysia thứ 3 sẽ là một chiếc xe điện.

Tại Việt Nam, VinFast đã phát triển dòng xe tay ga điện từ năm 2018. Công ty dự kiến cũng sẽ sản xuất ô tô điện.

Hiệp hội xe điện Philippines (EVAP) đặt mục tiêu sẽ có một triệu xe điện lưu thông trên đường phố Philippines vào năm 2020. Hiệp hội cũng đang làm việc với chính phủ để phát triển Lộ trình xe điện quốc gia. Bộ Năng lượng Philippines (DOE) cũng đã hợp tác với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để giới thiệu xe ba bánh chạy điện (xe điện tử) chạy bằng công nghệ pin lithium-ion. Sáng kiến này nhằm giảm mức tiêu thụ xăng dầu hàng năm của ngành vận tải xuống 2,8% và cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide ước tính là 259.008 tấn hàng năm bằng cách chuyển sang 100.000 xe điện.

Singapore từ lâu đã có ý tưởng vận hành trên diện rộng xe buýt điện. Vào tháng 10/018, Cơ quan Giao thông Vận tải Đất liền (LTA) của quốc đảo này đã duyệt thầu cho ba công ty cho 60 xe buýt điện, góp phần giúp cho giao thông công cộng thân thiện hơn với môi trường.

Như vậy, xe điện hoàn toàn có thể là tương lai của giao thông vận tải trong khu vực, nhất là khi các hoạt động đầu tư và nhu cầu trong lĩnh vực này tăng lên, được củng cố và khuyến khích bởi chính sách kích cầu và hỗ trợ sản xuất của các chính phủ. Một ví dụ tiêu biểu có thể nhìn thấy ở ngành công nghiệp ô tô Thái Lan. Năm 2019, thị trường ô tô nội địa Thái Lan dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng từ 2% đến 5% trong khi tăng trưởng doanh số EV được dự đoán sẽ duy trì ấn tượng trong khoảng từ 76 - 83%.

Năm 2019, chính phủ Thái Lan cũng sẽ cố gắng khuyến khích các nhà sản xuất xe hơi sinh thái ra mắt nhiều EV sinh thái, đặc biệt là loại hybrid. Những EV sinh thái này cũng sẽ được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt như các mẫu EV khác, khiến giá bán lẻ phải chăng hơn. Một động lực khác cho sản xuất EV được cho là do chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến hơn cho các nhà sản xuất trong nước từ việc thành lập liên doanh với các nhà sản xuất ở nước ngoài.

Xuất khẩu ô tô Thái Lan đã vượt xa doanh số bán hàng trong nước, chiếm khoảng 60% doanh số bán ô tô của nước này năm 2018. Năm 2019, lượng ô tô xuất khẩu của Thái Lan được dự báo sẽ tăng 1-4% do cầu yếu và xu hướng di chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ở châu Âu. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu ô tô sang Việt Nam dự kiến sẽ tăng đáng kể khoảng 14-22 % trong năm 2019 vì có lý do: Di dời cơ sở sản xuất ô tô chở khách vào Thái Lan để các sản phẩm ô tô được tái xuất trở lại Việt Nam; Thu nhập trung bình cao hơn của các hộ gia đình Việt Nam; Mối quan tâm hơn của người tiêu dùng đến dòng xe sinh thái động cơ nhỏ giá cả phải chăng hơn, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu tăng...

Ngược lại, xuất khẩu ô tô của Thái Lan sang châu Âu sẽ bị áp lực bởi việc di dời các cơ sở sản xuất sang các nước trong khu vực này như Hungary, Hà Lan, Pháp và Phần Lan, để gần người tiêu dùng cuối hơn trong nỗ lực giảm chi phí vận chuyển và hậu cần. Kiểm soát khí thải ở châu Âu cũng sẽ làm giảm xuất khẩu ô tô Thái Lan vào EU. Cuối cùng, Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA) sẽ có hiệu lực từ năm 2020, thắt chặt kiểm soát về địa điểm các phương tiện được sản xuất ban đầu. Điều này có khả năng làm chậm xuất khẩu ô tô Thái Lan sang các nước này. Thái Lan có thể hạn chế các tác động tiêu cực bằng cách tăng cường sản xuất và xuất khẩu EV sang các nước thành viên châu Âu và USMA, những nơi đang thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng EV.

Có thể nhận thấy, trong khi triển vọng doanh số bán ô tô tổng thể của Thái Lan kém tích cực trong năm 2019 do sức cầu yếu trên thị trường nội địa và tại các thị trường xuất khẩu truyền thống thì tăng trưởng cao trong phân khúc EV sẽ tiếp tục là lực đỡ chính cho ngành công nghiệp. Do đó, chính phủ Thái Lan đang cố gắng khuyến khích sản xuất EV và phụ tùng ô tô công nghệ cao thông qua việc thúc đẩy các gói ưu đãi BOI. Năm 2018, chính phủ nước này đã phê duyệt các dự án sản xuất HEV và pin của Nissan Motor Co và Honda Motor Co trị giá tới 888 triệu USD (28 tỷ baht). Trong khi đó, Mazda Motor Co đã được cấp đặc quyền đầu tư để sản xuất HEV và đã quyết định đăng ký sản xuất EVs đầy đủ tại Thái Lan. Nhiều nhà sản xuất khác cũng có kế hoạch đầu tư và đang nghiên cứu các cơ hội trong quá trình áp dụng cho gói BOI.

Bảo Khánh
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam Á

Tin cùng chuyên mục

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

Khấu hao pin xe điện: Vấn đề lớn nhưng có hy vọng từ nghiên cứu mới

Lý do hai mẫu xe điện Lexus mới nhất lùi giờ 'lên kệ'

Đảm bảo hậu mãi và hạ tầng dịch vụ - chiến lược tiếp cận khách hàng của các hãng xe

Hà Nội: Người dân thích thú cắm trại, lái thử loạt xe điện ở Công viên Yên Sở

Giám sát chương trình triệu hồi hơn 40 xe Honda Gold Wing GL1800 lỗi kỹ thuật

Các hãng xe sang liên tiếp tung thêm những tính năng mới để thu hút khách Việt

Hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc giảm giá gây tranh cãi tại Thái Lan, giới mộ điệu nhận định gì?

Audi Việt Nam triệu hồi 316 xe Audi Q5 vì lỗi túi khí trên vô lăng

Hyundai chế tạo robot hỗ trợ đội ngũ kỹ thuật sửa xe

Ô tô "xanh" tiếp cận thị trường Việt theo cách đa chiều

4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực

Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu

Omoda C5 chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá bán từ 589 triệu đồng kèm nhiều ưu đãi

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024