Tự hào những thành tựu của ngành Công Thương Bình Thuận

Vượt qua nhiều khó khăn và thách thức trên chặng đường phát triển, ngành Công Thương Bình Thuận đã từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng đất cực Nam Trung bộ ,với những thành tựu nổi bật trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, năng lượng…

Vượt khó vươn lên…

Trước giải phóng (30/4/1975), hoạt động công nghiệp và thương mại của Bình Thuận còn nhiều khó khăn và trở ngại. Thời đó, một số ngành nghề truyền thống ở địa phương có quy mô nhỏ lẻ nhưng vẫn cố gắng duy trì sản xuất tự túc một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giải quyết phần nào nhu cầu tại chỗ cho cán bộ, chiến sĩ, bộ đội. Tùy tình hình, ta còn chủ trương sản xuất giấy, viết, xà phòng, dầu phộng, dệt vải, chăn, màn, khăn, băng, gạc y tế, muối… đến lựu đạn, mìn tự tạo, cải tiến súng SKZ, Bazoka. Nhờ vậy, trong những chiến công vang dội của quân và dân Bình Thuận có phần đóng góp từ ngành công nghiệp, kể cả thương mại thông qua tổ chức mua bán hàng hóa, tiếp tế hậu cần cho các lực lượng kháng chiến.

Tự hào những thành tựu của ngành Công Thương Bình Thuận

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, toàn tỉnh có khoảng 500 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) với 2.000 lao động, hầu hết đều sử dụng thiết bị lạc hậu và không đồng bộ, hoạt động theo quy mô gia đình kiểu “cha truyền con nối”, tập trung ở các ngành nghề sửa chữa ô tô, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước mắm, nước đá, cưa xẻ gỗ… Trong lĩnh vực điện năng, dù được tiếp quản các nhà máy nhiệt điện nhưng lại vận hành trong điều kiện thiếu thốn nguyên vật liệu do chịu ảnh hưởng bởi bao vây, cấm vận kinh tế nên sản lượng điện không đủ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Tính đến cuối năm 1992, sản xuất CN - TTCN trên địa bàn Bình Thuận cũng có mức tăng trưởng: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1,48 lần và số lao động làm việc trong ngành tăng 76,7% so với năm 1976. Nhiệm vụ của thương nghiệp giai đoạn này chủ yếu là thu mua sản phẩm địa phương theo chỉ tiêu pháp lệnh và phân phối hàng hóa. Số liệu thống kê cho thấy đến năm 1985, tổng trị giá thu mua sản phẩm địa phương và tổng trị giá bán ra (kể cả điều động cho Trung ương) tăng gấp 7,95 lần so với năm 1976.

Những bước tiến dài

Năm 1992, sau khi chia tách tỉnh, đặc biệt là từ sau khi Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 5 tháng 10 năm 2005 về phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Đây là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên về phát triển công nghiệp của tỉnh nhà, với sự quyết tâm trong chỉ đạo, điều hành và sự thống nhất cao của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trong nhận thức và hành động ngành Công Thương Bình Thuận bước sang giai đoạn mới, cột mốc đáng nhớ là vào tháng 4/2008, Sở Công Thương Bình Thuận được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Công nghiệp và Sở Thương mại. Từ đó, một số ngành nghề, lĩnh vực mới được tạo điều kiện phát triển, công nghiệp quốc doanh cùng với công nghiệp dân doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa CN - TTCN địa phương có những bước tiến dài. Một số sản phẩm lợi thế tăng trưởng nhanh, nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng trên thị trường như hải sản chế biến, nước khoáng Vĩnh Hảo, muối công nghiệp... Ngoài ra công nghiệp Bình Thuận còn thu hút nhà đầu tư tham gia sản xuất những sản phẩm mới như: Nhựa composite, đồ gỗ trang trí nội thất, tole mạ màu, giấy dính cao cấp, năng lượng tái tạo…

Tự hào những thành tựu của ngành Công Thương Bình Thuận
Dự án điện mặt trời nổi đầu tiên ở Bình Thuận trên hồ Đa Mi. (ảnh: Ngọc Lân)

Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh có 9 khu công nghiệp và 36 cụm công nghiệp, đến nay đã hình thành và đưa vào hoạt động 6 khu công nghiệp và 27 cụm công nghiệp với 88 dự án đầu tư (trong đó có 29 dự án FDI) vào các khu công nghiệp và hơn 170 dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp, tham gia giải quyết việc làm cho hơn 18.700 lao động địa phương… Hiện trên địa bàn Bình Thuận có khoảng 740 cơ sở sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, có 25 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, 24 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản và đều tập trung chế biến sâu các sản phẩm lợi thế của tỉnh như thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, công nghiệp chế biến rượu, nước giải khát từ quả thanh long, mủ trôm, tảo... Hoạt động khuyến công gần đây có nhiều khởi sắc, góp phần giúp một số ngành, nghề truyền thống của địa phương được khôi phục và tổ chức du nhập nghề mới đã hỗ trợ thiết thực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển.

Cùng chuyển mình trong giai đoạn mới, nếu trước đây hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện ích chưa có thì nay tại địa phương đã phát triển “phủ kín” hệ thống chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ với nhiều hình thức đa dạng. Bình Thuận hiện có 1 trung tâm thương mại, 3 siêu thị, 137 chợ, 68 chuỗi cửa hàng tiện lợi hiện đại (gồm 50 chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh, 15 chuỗi cửa hàng Vinmart, 3 chuỗi cửa hàng Coopfood) và hệ thống các cửa hàng bán lẻ, siêu thị điện máy… đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân lẫn du khách đến tỉnh tham quan, du lịch.

Thành tựu nổi bật

Theo định hướng phát triển, Bình Thuận sẽ trở thành Trung tâm năng lượng mang tầm quốc gia và lĩnh vực này cho thấy tiềm năng to lớn khi trên địa bàn tỉnh đã có 42 nhà máy điện đang vận hành. Ngoài các nhà máy thủy điện, tại địa phương đã hình thành Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân với tổng công suất 4.284 MW, gồm: Vĩnh Tân 1 (1.240 MW), Vĩnh Tân 2 (1.244 MW), Vĩnh Tân 4 (1.200 MW) và Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW)… Vùng đất cực Nam Trung bộ thừa nắng, thừa gió đã, đang và sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đã xuất hiện những “siêu dự án” điện gió ngoài khơi với tổng mức đầu tư hàng tỷ USD. Riêng điện mặt trời, trong 3 năm gần đây (2018 - 2020) đã có 26 nhà máy được đầu tư với tổng công suất 1.071,88 MW, tương đương 1.346,7 MWp và hàng nghìn khách hàng là hộ, tổ chức kinh doanh điện mặt trời mái nhà đăng ký tổng công suất gần 338 MWp. Bình Thuận không những cung cấp đủ nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với trữ lượng lớn quặng sa khoáng titan ở Việt Nam, Bình Thuận chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện để hình thành các khu vực chế biến quy mô tại Khu công nghiệp Sông Bình (Bắc Bình) và 2 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hàm Tân. Trong giai đoạn 2016 - 2020, các doanh nghiệp đã tham gia chế biến với sản lượng hơn 489.000 tấn bao gồm sản phẩm các loại: Ilmenit, tinh quặng zircon, rutil, bột zircon… Hàng hóa của Bình Thuận đã tham gia hầu hết thị trường các nước là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, xuất khẩu trực tiếp đến 56 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ lực là các mặt hàng thủy hải sản, nông sản (thanh long, cao su, điều), hàng may mặc, giày dép các loại,…

Có thể thấy, quá trình xây dựng và phát triển, ngành Công Thương Bình Thuận luôn nỗ lực vượt khó, tập trung khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà nhanh hơn, bền vững hơn và toàn diện hơn.

Báo Bình Thuận
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động