Truyền thông Việt Nam: Thể hiện sự chuyên nghiệp
Tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng của Việt Nam trong hơn 3 năm công tác tại đây trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Lĩnh vực báo chí, thông tin và truyền thông cũng rất phát triển. Các cơ quan truyền thông của Việt Nam ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp, đa dạng, thông tin cập nhật nhanh, nhạy bén... Điều này cũng diễn ra tương tự giống như ở Indonesia.
10 năm trở lại đây, chúng ta đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của báo điện tử do lượng người dùng internet tăng cao. Thậm chí, nhiều người có thói quen cập nhật tin tức thông qua mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Tỷ lệ người dùng mạng xã hội ở Indonesia và Việt Nam cũng gần như nhau.
Trong thời đại kỷ nguyên số, ở Indonesia và Việt Nam đang rất phát triển nền tảng trực tuyến. Lượng độc giả của báo in truyền thống cũng đang dần ít đi. Điều này thúc đẩy các cơ quan báo chí, truyền thông phải đa dạng hóa hình thức truyền tải thông tin.
Đại sứ có thể chia sẻ quan điểm về vai trò của báo chí và truyền thông trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam?
Tôi nghĩ truyền thông đóng vai trò rất quan trọng và đang làm tốt việc gắn kết, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hiện tại, ở Indonesia đã có văn phòng đại diện của một số hãng truyền hình, thông tấn của Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có văn phòng đại diện báo chí hay truyền hình nào của Indonesia và chúng tôi cũng đang tính phải triển khai vấn đề này sớm. Thông tin được cập nhật liên tục và đầy đủ sẽ giúp cho người dân Indonesia hiểu rõ hơn về các bạn; tăng cường kết nối, giao lưu, qua đó sẽ có nhiều nhà đầu tư Indonesia tìm đến Việt Nam hơn để cùng hợp tác kinh doanh, gắn kết hơn nữa quan hệ giữa hai bên.
Như vừa chia sẻ, sự phát triển chóng mặt của mạng xã hội đang có tác động không nhỏ đến hoạt động báo chí. Điều này cũng dẫn đến một vấn đề khác như "tin giả - fake news". Vấn đề này diễn ra ở Indonesia như thế nào, thưa Đại sứ?
Việc sử dụng rộng rãi internet và phương tiện truyền thông xã hội làm gia tăng đáng kể hiện tượng "báo chí công dân" tại các thành phố ở Indonesia. Trước đây, mọi người chỉ được tiếp cận thông tin qua các kênh truyền thông đại chúng như các mạng tin tức, báo in, truyền hình, phát thanh. Tuy nhiên, với việc sử dụng các trang mạng xã hội, mọi người đều có thể đăng tải các sự kiện diễn ra.
Thông tin đăng tải với nhiều hình thức không chỉ là các dòng trạng thái mà còn bằng hình ảnh, video clip và thậm chí là ghi hình trực tiếp. Điều này dẫn đến tình trạng "fake news" ngày càng gia tăng.
Để đối phó với vấn đề này, Chính phủ Indonesia cũng đã cố gắng chống lại những tin tức giả mạo lan truyền trên nhiều trang mạng khác nhau, đặc biệt là mạng xã hội. Năm 2017, chính phủ Indonesia đã bắt đầu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo có tên là "Cyber Drone 9" để theo dõi và báo cáo các trang web được biết là xuất bản tin tức giả. Chính phủ Indonesia cũng đã triển khai một hệ thống chặn để hạn chế các trang web và tài khoản trên mạng xã hội lan truyền tin tức giả mạo.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, chúng tôi sẽ căn cứ vào các điều khoản của Luật Giao dịch điện tử để cáo buộc những đối tượng tung tin giả mạo. Bên cạnh đó, vào đầu năm 2018, Chính phủ Indonesia cũng đã thành lập Cơ quan Mã hóa và Điện tử quốc gia, phối hợp với Cơ quan Tình báo Nhà nước (BIN) và Cảnh sát Quốc gia Indonesia với mục đích đối phó với các tin tức giả mạo trên các trang mạng xã hội.
Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia cũng phát động phong trào Cộng đồng chống Hoax (bịa chuyện) để kêu gọi xã hội và cộng đồng nhận biết và phân biệt các tin tức giả mạo.
Tại Việt Nam, sự gia tăng nhanh chóng của các trang báo điện tử cùng với truyền thông đa phương tiện dẫn đến sự sụt giảm của báo giấy, điều này cuäng dêîn đến viïåc khoá kiïím soaát được vấn đề bản quyền. Đại sứ có thể chia sẻ kinh nghiệm của Indonesia trong vấn đề này?
Theo tôi vấn đề này không chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước khác cũng gặp phải tình trạng tương tự. Ở Indonesia, báo điện tử là đối thủ cạnh tranh của báo in vì độc giả đang chuyển đổi thói quen đọc báo giấy sang báo mạng mà chủ yếu là vì các trang báo mạng tiện lợi, miễn phí tiếp cận thông tin nhanh hơn và dễ dàng hơn. Từ năm 2015 đến 2018, ít nhất 30 tờ báo và tạp chí in ở Indonesia đã ngừng xuất bản. Nhiïìu toâa baáo àaä ngûâng sản xuất hoàn toàn hoặc chuyển sang nền tảng trực tuyến.
Sự phát triển của báo điện tử cũng làm quan ngại vấn đề bản quyền. Ở Indonesia, nhiều trường hợp đạo văn được tìm thấy trên phương tiện truyền thông trực tuyến. Điều này không chỉ vi phạm đạo đức báo chí mà còn có thể bị xử phạt hình sự vì vi phạm Luật Báo chí và Luật Bản quyền.
Trân trọng cảm ơn Đại sứ!