Trung hòa carbon, bảo tồn nguồn nước và kinh tế tuần hoàn: 3 trụ cột lớn của Heineken
Chiến lược phát triển bền vững "Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn'' của Heineken có 3 lĩnh vực chính: Môi trường, xã hội và uống có trách nhiệm.
Đối với môi trường tiếp tục được Heineken chia thành 3 trụ cột: Trung hòa carbon, bảo tồn nguồn nước và kinh tế tuần hoàn. Với trụ cột carbon, Heineken Việt Nam đặt ra 3 mục tiêu chính: Sản xuất đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2030, trong chuỗi giá trị giảm 30% phát thải vào năm 2030, trung hòa carbon vào năm 2040 và sử dụng 100% nguyên liệu bền vững vào năm 2030.
Những “con số biết nói” của Heineken về môi trường |
Về phần điện năng, Heineken Việt Nam đặt mục tiêu điện mặt trời áp mái tại 6/6 nhà máy và điện từ nguồn biomass tại 1 nhà máy. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng nguồn điện từ các tấm pin mặt trời lắp trên mái của toàn bộ nhà máy, Heineken Việt Nam vẫn chưa đủ năng lượng cần thiết để sử dụng trong sản xuất. Đến nay, năng lượng tái tạo đang chiếm 52% tổng năng lượng tiêu thụ tại các nhà máy của Heineken Việt Nam.
Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đồng nghĩa với việc giảm khai thác và sử dụng nguyên liệu một cách hiệu quả nhất. Theo đó, Heineken Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, sử dụng 100% năng lượng tái tạo, 100% nước được bù hoàn và không còn chất thải chôn lấp. Kết quả, đến nay, 6/6 nhà máy của Heineken Việt Nam đều đã đạt mục tiêu không còn rác thải chôn lấp, tái sử dụng và tái chế 100% các phụ, phế phẩm trong sản xuất và tất cả các nhà máy của công ty đã sử dụng 100% nhiệt năng tái tạo từ biomass (năng lượng sinh khối).
Hiện nay, 97% chai thủy tinh của Heineken đều được tái sử dụng. Thông thường, một chai bia thủy tinh của Heineken Việt Nam có thể tái sử dụng tới 30 lần. Công ty đã đặt mục tiêu két nhựa có thể sử dụng được trong 5 - 10 năm; 98,5% két nhựa được tái sử dụng. Về lon bia, khâu thiết kế được tối ưu hóa nhất có thể: Giảm nguyên liệu nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ dày, không bị móp méo trong vận chuyển. Lon nhôm được sản xuất từ 40% nhôm tái chế. Sử dụng nhôm tái chế giúp tiết kiệm hơn 90% năng lượng so với nhôm mới. Lon nhôm hiện nay sử dụng 40% nguyên liệu tái chế và Heineken Việt Nam đang hướng tới mục tiêu lon nhôm sử dụng 80% nhôm tái chế. Đối với thùng carton, Heineken đã đưa ra thiết kế sóng T-flute của thùng carton, giúp tiết kiệm 3,1% nguyên liệu giấy, tương đương 273 tấn giấy/năm và giúp tăng 17% số lượng thùng vận chuyển trên 1 chuyến xe.
Cuối năm 2021, cả 6 nhà máy của Heineken Việt Nam đều đạt không rác thải chôn lấp, đồng nghĩa với việc toàn bộ phụ phẩm và phế phẩm trong quá trình sản xuất được tái chế hoặc tái sử dụng có thêm nhiều câu chuyện thú vị từ kinh tế tuần hoàn. Heineken Việt Nam cũng nằm trong Top đầu của Heineken toàn cầu về hiệu suất sử dụng nước và điện. Công ty đã rà soát quy trình để không ngừng cải tiến và tối ưu nhất, đồng thời công nghệ cũng được áp dụng để tối ưu hóa nguyên liệu sử dụng. Nhờ làm được điều đó, 5/6 nhà máy của công ty đều đạt hiệu suất sử dụng nước thấp nhất và toàn bộ nước thải được xử lý an toàn trước khi trả về môi trường.
Mới đây, chương trình Hợp tác Bảo tồn tài nguyên nước do Heineken Việt Nam, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF-Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đối tác địa phương đã chính thức được khởi động, với mục đích phục hồi nguồn nước tại các lưu vực sông trọng điểm của Việt Nam. |