Trump đe dọa sẽ rút khỏi WTO nếu tổ chức này không “cải thiện”
Việc Hoa Kỳ rút khỏi WTO có nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế toàn cầu hơn là cuộc chiến thương mại ngày càng gia tăng của Trump với Trung Quốc, làm xói mòn hệ thống mà Hoa Kỳ đã giúp xây dựng sau Chiến tranh thế giới lần II. Tháng trước, ông chủ Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ đang ở thế bất lợi khi bị WTO đối xử “rất tệ” trong nhiều năm và tổ chức có trụ sở tại Geneva cần phải “thay đổi cách thức của họ”.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - Robert Lighthizer còn nói, cho phép Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 là một sai lầm. Ông Lighthizer cáo buộc hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO can thiệp vào chủ quyền của Hoa Kỳ, đặc biệt đối với các trường hợp chống bán phá giá. Hoa Kỳ đã ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán của cơ quan phúc thẩm WTO, nâng cao khả năng có thể chấm dứt hoạt động trong những năm tới.
Ngay trong tuần, Hoa Kỳ đã đưa ra một vụ kiện khác chống lại thuế quan của Nga đối với các hàng hóa Hoa Kỳ mà nước này cho là bất hợp lý. Các nước khởi kiện đến WTO có xu hướng chiếm ưu thế và các nước bị kiện trong các tranh chấp thương mại thường bị thua thiệt. Tuy nhiên, dữ liệu của WTO cho thấy, Hoa Kỳ có lợi hơn một chút so với mức bình quân của WTO trong cả hai trường hợp và thực tế mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Trong số 54 vụ kiện do Hoa Kỳ đưa ra WTO, Washington đã giành chiến thắng trong ít nhất 49 vụ, tương đương 91%. Trong số 80 vụ kiện chống lại Mỹ, hội đồng WTO đã phán quyết phản đối ít nhất 69 vụ, tương đương 86%.
Kể từ Chiến tranh Thế giới lần II, các tổng thống của Hoa Kỳ đã nỗ lực thiết lập và tăng cường các quy tắc thương mại toàn cầu. WTO được thành lập năm 1995 như một phần trong nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu các nền kinh tế lớn để tạo ra một diễn đàn giải quyết các tranh chấp thương mại trên thế giới.