Thứ bảy 28/12/2024 17:20

Triều Tiên phóng tên lửa 'khủng', khu vực Đông Bắc Á sục sôi căng thẳng

Ngày 31/10, Triều Tiên bất ngờ tuyên bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), khẳng định kỷ lục vượt trội với các lần thử nghiệm trước.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, ngày 31/10, Triều Tiên công bố đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng lập kỷ lục về tầm bay và độ cao, vượt xa những lần thử nghiệm trước đó. Bộ Quốc phòng nước này đã công bố cuộc thử nghiệm “rất quan trọng” này, đồng thời khẳng định vụ phóng đánh dấu bước tiến lớn trong khả năng răn đe chiến lược của Bình Nhưỡng.

Cuộc thử nghiệm diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Kim Jong Un. Theo ông Kim, đây là phản ứng nhằm đáp trả các hành động mà Triều Tiên coi là “đe dọa và gây hấn” từ các quốc gia đối địch. Ông tuyên bố cứng rắn: "Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chính sách tăng cường lực lượng hạt nhân. Tên lửa ICBM là minh chứng cho sự sẵn sàng của Triều Tiên trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.”

Chủ tịch Kim Jong Un thị sát cuộc thử nghiệm tên lửa tại một địa điểm không được tiết lộ ở Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Thông số kỹ thuật ‘gây sốc’ từ vụ phóng ICBM

Theo KCNA, cuộc thử nghiệm do Tổng cục Tên lửa Triều Tiên thực hiện được cho là một thành tựu vượt bậc, khi tên lửa này lập kỷ lục về độ cao và thời gian bay so với các lần thử nghiệm trước. Các thông số sơ bộ từ vụ phóng, diễn ra vào khoảng 7h10 sáng (giờ địa phương), cho thấy tên lửa được nâng cao góc bắn và đã bay trong khoảng 86 phút, đạt độ cao hơn 7.000 km và xa khoảng 1.000 km trước khi rơi xuống vùng biển quốc tế ngoài khơi Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản xác nhận đây là thời gian bay lâu nhất của tên lửa từ trước đến nay của Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15 (ICBM) được phóng tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: KCNA

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc nghi ngờ rằng đây có thể là một loại ICBM mới, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và có khả năng được phóng từ xe chuyên chở kiêm bệ phóng loại 12 trục, gần đây đã được Bình Nhưỡng công bố. Nhật Bản cũng đang tiến hành điều tra xem liệu tên lửa này có thuộc mẫu mới hay không.

Giới phân tích nhận định rằng, vụ phóng ICBM mới nhất của Triều Tiên đang đẩy khu vực Đông Bắc Á vào tình trạng căng thẳng tột độ. Với việc Triều Tiên không ngừng nâng cấp các vũ khí chiến lược, các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, đứng trước nguy cơ phải tăng cường chi tiêu quân sự để đáp trả, từ đó làm gia tăng nguy cơ một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.

Tổng thống Hàn Quốc hạ lệnh khẩn, sẵn sàng đối phó

Ngay sau khi vụ phóng xảy ra, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ra lệnh khẩn cấp yêu cầu các lực lượng vũ trang Hàn Quốc tăng cường trạng thái sẵn sàng chiến đấu và phối hợp với Mỹ, Nhật Bản để đảm bảo an ninh khu vực. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc thông báo rằng nước này sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực mạnh mẽ hơn lên Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng tham gia các nỗ lực trừng phạt.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: Reuters

Đáng chú ý, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên diễn ra chỉ vài giờ sau cuộc họp quốc phòng Mỹ - Hàn, nơi quân đội Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân vào thời điểm gần cuộc bầu cử Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia, hành động leo thang của Triều Tiên có khả năng đẩy bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á vào tình trạng căng thẳng tột độ.

Cộng đồng quốc tế phản ứng mạnh, áp lực đè nặng lên Bình Nhưỡng

Vụ phóng ICBM của Triều Tiên cũng lập tức gây chấn động quốc tế, đặc biệt là từ Mỹ và các đồng minh khu vực. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Sean Savett, chỉ trích mạnh mẽ vụ thử ICBM của Triều Tiên, coi đây là một vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ông Savett khẳng định: “Washington sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh của Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc.”

Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ (INDOPACOM) đánh giá rằng vụ phóng này không gây ra mối đe dọa trực tiếp đến lãnh thổ, nhân sự hay các đồng minh của Mỹ, nhưng cảnh báo rằng động thái này “làm gia tăng căng thẳng không cần thiết” và có nguy cơ gây bất ổn trong khu vực.

Chính phủ Nhật Bản cũng có phản ứng nhanh chóng. Chánh văn phòng Nội các Hayashi Yoshimasa đã gửi công hàm phản đối Triều Tiên qua kênh ngoại giao tại Bắc Kinh, đồng thời yêu cầu các lực lượng quốc phòng Nhật Bản tăng cường cảnh giác và điều tra kỹ lưỡng về loại tên lửa có thể đã được sử dụng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết vụ thử đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc quốc tế và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Hàn Quốc để đối phó.

Vụ phóng ICBM lần này không chỉ là một phép thử chiến lược của Bình Nhưỡng, mà còn là tín hiệu về một cuộc chạy đua hạt nhân đang ngày càng nguy hiểm và khó kiểm soát trong khu vực, buộc các bên phải sẵn sàng đối phó trước mọi tình huống.

Huyền Trang (theo KCNA)
Bài viết cùng chủ đề: Bầu cử Mỹ 2024

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 27/12: Nga kiểm soát một nửa Zagryzovo, lính Ukraine 'kiệt quệ' nơi tiền tuyến

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/12/2024: Đàm phán Nga-Ukraine có bước tiến mới; Nga cảnh báo tiếp tục phóng tên lửa Oreshnik

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/12: Nga bắt giữ Thiếu úy quân Ukraine; UAV Ukraine tấn công căn cứ Nga

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/12: Nga cải tiến 'UAV sát thủ'; Ukraine tấn công kho đạn Nga tại Rostov

Điểm danh hàng loạt tập đoàn lớn 'rót tiền' vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/12: Nga dội 'bão lửa' dồn dập, cảnh báo đanh thép Ukraine

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/12/2024: Hướng đi mới cho hòa bình ở Ukraine; Moldova vô tình thành tâm điểm

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/12: Nga đối mặt nguy cơ 'chảy máu' thiết giáp; Ukraine thất thủ trên toàn chiến tuyến?

Truyền hình Mỹ: Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI

Rơi máy bay chở khách ở Kazakhstan, chưa rõ thương vong

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/12: Nga hé lộ thời gian Kurakhovo thất thủ; phòng tuyến Ukraine bên bờ sụp đổ

Báo Nga: Sẽ có nhiều 'bất ngờ lớn' trong quá trình đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Châu Âu rút khí đốt dự trữ với tốc độ chưa từng thấy

Chiến sự Nga-Ukraine 25/12/2024: Nga chiếm thế chủ động trên toàn chiến tuyến; hé lộ điều kiện chấm dứt xung đột Ukraine