Thứ tư 25/12/2024 19:40

Tri ân Đức vua An Dương Vương nhân huý nhật tại Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa

Ngày 26/4/2023, nhằm huý nhật Đức vua An Dương Vương, tại Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đã trang trọng diễn ra lễ dâng hương.

Theo “Ngọc phả cổ lục” lưu giữ tại đền Thượng, Khu di tích đặc biệt LêCổ Loa, xã Cổ Loa, (Đông Anh, Hà Nội), “ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch là ngày vua băng hà” - tức ngày húy kỵ của Đức vua An Dương Vương.

Lễ dâng hương tưởng niệm Đức vua An Dương Vương do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa cùng đại diện huyện Đông Anh và xã Cổ Loa tổ chức là dịp tri ân bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước, đồng thời, giáo dục thế hệ trẻ và cộng đồng dân cư địa phương, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nâng cao tinh thần dân tộc, truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Cổ Loa là khu di tích lịch sử văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đầu dựng nước, vùng đất Cổ Loa ghi dấu đậm nét bởi trang sử hào hùng gắn liền với nhân vật lịch sử Thục Phán An Dương Vương, người kế tiếp thời đại Hùng Vương, có công lập nước Âu Lạc. Đức vua đã thiên đô từ Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ) về Cổ Loa; xây thành, chống giặc, gìn giữ chủ quyền dân tộc và phát triển sản suất nông nghiệp, mở rộng đất nước giai đoạn thế kỷ III trước Công nguyên.

Lễ dâng hương tại Khu di tích Cổ Loa

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Sơn- Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP. Hà Nội, nhấn mạnh, ngày 7/3 âm lịch hàng năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương cùng Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức giỗ đức vua An Dương Vương. Đây là nghĩa cử theo truyền thống dân tộc Việt Nam, là hình thức uống nước nhớ nguồn. Vua An Dương Vương là vị vua dựng lên kinh đô Cổ Loa, ở vùng bán sự địa châu thổ Bắc Bộ. Chuyển từ kinh đô vua Hùng từ Việt Trì, Vĩnh Phú tới đây là sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam về mọi mặt về dân số, sự phát triển kinh tế, tiềm lực quân sự, văn hóa.

Khu di tích Cổ Loa là khu di tích đặc biệt của đất nước và đây cũng là một trong những kinh đô cổ của Việt Nam. Việc hướng tới cội nguồn của dân tộc là một trong những việc làm có ý nghĩa đối với thế hệ hôm nay và mai sau”, ông Sơn nói.

Đức vua An Dương Vương và kinh đô Cổ Loa gắn liền với truyền thuyết nỏ thần trong công cuộc giữ nước ở buổi bình minh của lịch sử. Tại lễ dâng hương, đông đảo người dân Cổ Loa và du khách thập phương đã hào hứng trải nghiệm chiếc nỏ thần mô phỏng nỏ thần của Vua An Dương Vương từng được sử sách ghi lại.

Đây là sáng chế tâm huyết và dày công của kỹ sư Vũ Đình Thanh và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế ngày 25/8/2022.

Nỏ thần này là duy nhất trên toàn thế giới bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Lực nỏ tác dụng vào ống tên, trong ống có nhiều mũi tên nhỏ cũng được chế tạo mô phỏng những mũi tên đồng từ thời An Dương Vương.

Anh Andrej Ngo hào hứng trải nghiệm nỏ thần hiện đại

Điểm đặc biệt trong chiếc nỏ hiện đại của kỹ sư Vũ Đình Thanh mô phỏng nỏ thần khi xưa là cho phép không hạn chế kích thước chế tạo, mũi tên khi bay ra khỏi ống tên nhanh gấp 5 lần nỏ thường và đặc biệt nhất là tại một vị trí nhất định đặt ống tên của chiếc nỏ thần hiện đại này, mũi tên có thể bay rất xa đồng thời bảo đảm uy lực và điều này không xảy ra khi chuyển sang một vị trí khác.

Những kiến thức vật lý và khoa học hiện đại thông qua việc chế tạo chiếc nỏ hiện đại này, cho phép củng cố câu chuyện về nỏ thần của Đức vua An Dương Vương trong vai trò siêu vũ khí một lần bắn giặc phải tan là có thật, những nỗ lực trong việc chế tạo vũ khí chống giặc của Đức vua An Dương Vương và những người dưới quyền là có thật”, kỹ sư Thanh nhấn mạnh.

Có mặt và trải nghiệm nỏ thần hiện đại, anh Andrej Ngo đến từ Cộng hòa Czech chia sẻ: “Mẹ tôi là người Cộng hòa Czech và bố tôi là người Việt Nam. Hồi bé, tôi hay được bố kể về câu chuyện nỏ thần An Dương Vương. Khi biết được câu chuyện kỹ sư Vũ Đình Thanh phục dựng lại mô hình nỏ thần An Dương Vương qua kênh Youtube nên tôi quyết định tới thăm Việt Nam để tận mắt chứng kiến. Thực sự là một trải nghiệm thú vị đến tuyệt vời. Chắc chắn tôi sẽ còn quay lại thăm Việt Nam lần nữa và rủ thêm bạn bè đến để trải nghiệm”.

Hy vọng với chiếc nỏ thần hiện đại này, du khách đến với Khu di tích Cổ Loa có thêm một sản phẩm du lịch đặc sắc cùng những khoảng thời gian trải nghiệm thú vị và ý nghĩa để thêm hiểu, thêm trân trọng các bậc tiền nhân đã có công giữ nước.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Mù Cang Chải: Điểm đến thu hút du khách với những trải nghiệm giàu bản sắc văn hóa

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 có gì đặc sắc?

Có gì hấp dẫn trong lễ hội hoa hướng dương mang phong cách Cowboy lớn nhất năm tại Van Phuc City?

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Tuần lễ Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới và đặc sắc?

Cát Bà chọn đúng nhà đầu tư tâm huyết phát triển du lịch bền vững

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn: Cơ hội ‘vàng’ quảng bá du lịch Việt Nam