Trao quyền quản lý vốn nhà nước cho địa phương

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho TP. Hồ Chí Minh sử dụng 67.000 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như cho phép Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc UBND TP. 

Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào sự phát triển của thành phố mà còn thể hiện sự tin tưởng, “trao quyền” thực sự, hiện thực hoá “cơ chế tài chính đặc thù” nhằm giúp TP. Hồ Chí Minh tạo nguồn lực, phát triển kinh tế.

Trao quyền quản lý vốn nhà nước cho địa phương
Trao quyền quản lý vốn nhà nước giúp TP. Hồ Chí Minh tạo nguồn lực, phát triển kinh tế

Lối thoát "khát vốn" đầu tư hạ tầng

Với thực trạng hạ tầng đô thị như hiện nay, TP. Hồ Chí Minh cần nguồn vốn khổng lồ để đầu tư đồng bộ theo nhu cầu phát triển. Tuy nhiên, nếu TP huy động vốn sẽ đụng trần nợ công. Cụ thể, TP không được huy động quá 70% so với tổng ngân sách được giữ lại (năm 2017, TP được giữ lại 67.000 tỷ đồng), tức đã huy động không quá 42.000 tỷ đồng. Cho dù TP. Hồ Chí Minh huy động đụng trần thì đây vẫn là con số nhỏ bé so với nhu cầu.

Tuy nhiên, Nghị định 48 (2017) mở ra một “lối thoát”, cho phép doanh nghiệp thuộc thành phố tự vay, tự trả. Điều này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của thành phố trong bối cảnh nguồn ngân sách khó khăn, các nguồn vốn ODA bị hạn chế, quỹ đất công còn hạn hữu và mức huy động của chính quyền cũng bị khống chế. Doanh nghiệp muốn vay được nhiều thì vốn đối ứng, vốn chủ phải nhiều... Trước thực tế này, thành phố cho phép quỹ đầu tư phát triển có thêm chức năng đại diện vốn chủ sở hữu của Nhà nước theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Khi doanh nghiệp có vốn đối ứng nhiều thì trần huy động tăng lên gấp 6 lần so với vốn chủ sở hữu. Đây là lối thoát duy nhất cho ngân sách TP trong thời gian tới.

Mô hình cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh là HFIC đã được thành phố thí điểm từ năm 2010 và được đánh giá rất tốt. UBND thành phố cũng đã có báo cáo Thủ tướng mô hình này với đánh giá rằng HFIC đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị khi bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn huy động.

Theo HFIC, tiêu chí về các dự án được dùng nguồn tiền 67.000 tỷ đồng trên đã được xác định rất rõ. Đó là những dự án đặc thù lớn, các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân sinh mà vượt tầm ngân sách của TPHCM đầu tư.

Trao quyền quản lý vốn ở địa phương

Nói về những cơ hội cụ thể mở ra cho TP. Hồ Chí Minh, ĐBQH Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc HFIC cho biết, ngân sách của Trung ương có giới hạn, lại phải phân bổ cho nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng vấn đề cử tri cả nước và giới tài chính mong muốn là nguồn vốn thu được từ việc cổ phần hóa không nên hòa vào nguồn ngân sách rồi “pha loãng” cho việc chi thường xuyên hay một số khoản chi khác mà nên được tập trung cho đầu tư phát triển để phục vụ dân sinh, phát triển hạ tầng đô thị.

Cụ thể hơn, tổng vốn sổ sách của các DNNN của TP. Hồ Chí Minh (gồm 54 công ty THHH MTV) khoảng 46.000 tỷ đồng, so với 1,3 triệu tỷ đồng vốn của các tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ, ngành Trung ương thì chỉ chiếm khoảng 3,5%. Dù là con số nhỏ so với vốn của Trung ương nhưng nó là cánh tay nối dài của ngân sách TP. Hồ Chí Minh, là dư địa hiếm hoi của thành phố sẽ được chi vào mục đích phục vụ dân sinh. TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thương về hàng không, cảng biển… nên khi được đầu tư đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật sẽ còn phục vụ cho các địa phương khác và cả nước.

Có thể nói, cùng với định hướng hình thành cơ quan chuyên trách (CQCT) quản lý vốn tại các DNNN trực thuộc trung ương, việc phân cấp cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh quản lý các DNNN trực thuộc là phù hợp và cần thiết. Điều này vừa đảm bảo năng lực tương thích với quy mô, vừa đa dạng mô hình để học tập kinh nghiệm, đồng thời phát huy mô hình thực tiễn đã triển khai có hiệu quả là quỹ đầu tư phát triển địa phương với mục tiêu làm đòn bẩy kinh tế thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.

HFIC là cơ quan quản lý vốn ở địa phương mà cụ thể là TP. Hồ Chí Minh cũng nhằm hướng tới việc dễ dàng áp dụng ở mức tối đa các nguyên tắc quản trị công ty theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Đây cũng là điều kiện để thực thi các quyền của chủ sở hữu DN theo nguyên tắc thị trường và gắn với mục tiêu tối đa hóa hiệu quả kinh tế. CQCT như HFIC có nhiều thế mạnh như được giao nhiệm vụ rõ ràng, có trách nhiệm xây dựng quy trình minh bạch đề cử lãnh đạo DN và chính sách đãi ngộ có tính cạnh tranh để thu hút các chuyên gia trình độ cao; thiết lập chính sách công bố thông tin hợp lý, minh bạch dựa trên hệ thống báo cáo đầy đủ; giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DN.

Việc Thủ tướng đồng ý cho phép HFIC thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh không chỉ được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố... mà còn cho thấy không nên dồn hết vốn nhà nước vào một cơ quan mà nên tính đến chuyện nâng cấp những mô hình đã thành công ở địa phương.

Việc trao quyền thật sự cho TP. Hồ Chí Minh nói chung và HFIC nói riêng thể hiện niềm tin tưởng của Chính phủ. Người dân kỳ vọng việc TP. Hồ Chí Minh sau khi được phép sử dụng, quản lý nguồn lực, sẽ sử dụng hiệu quả đồng vốn nhà nước cho mục đích phục vụ dân sinh, góp phần nâng cánh cho sự phát triển kinh tế của thành phố lớn nhất cả nước.

Tại buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sáng ngày 23/6, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm đề xuất mong muốn Thủ tướng phê duyệt Đề án sử dụng nguồn vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và đã được Thủ tướng đồng ý. Theo đó, TP. Hồ Chí Minh đã cân đối nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác từ năm 2017 trở đi vào kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 67.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án đầu tư công quan trọng, cấp bách. TP. Hồ Chí Minh kiến nghị cho phép Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước thành phố (HFIC) chính thức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại toàn bộ các doanh nghiệp thuộc UBND thành phố.

Thanh Hải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ và kết nối được tốt hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp, VIPFA vừa chính thức khai trương Cơ quan đại diện phía Nam.
Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.
World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động