Chủ nhật 29/12/2024 18:55

Tràn lan thuốc bổ, thực phẩm chức năng giả

Phần lớn là copy các mẫu thực phẩm chức năng đang hút khách trên thị trường, sau đó đặt hàng để sản xuất giả tại Trung Quốc với giá rẻ mạt, rồi nhập lậu về đóng gói tại Công ty, phân phối ra thị trường.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) vừa có công điện gửi các bộ, ngành, địa phương về việc phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng vốn đang diễn biến phức tạp.

Liên tục trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng triệt phá nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng lậu với quy mô lớn và thủ đoạn hết sức tinh vi.

Tại TP Hồ Chí Minh, ngày 9/7, Ban Chỉ đạo 389 phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan và Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV Công an TP Hồ Chí Minh (PC46) kiểm tra 4 điểm kinh doanh và chứa trữ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng các loại ngoại nhập của Công ty Huyền Trang và Công ty Linh Trang (quận 1 và Bình Chánh).

Lực lượng kiểm tra đã thu giữ hàng tấn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng các loại như: sữa ong chúa, colagen, các loại vitamin, thuốc giảm béo, mỹ phẩm chăm sóc tóc, chăm sóc da, dùng trong phun xăm thẩm mỹ với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Channel, Estee lauder, Sasaki, Hikato, Puroz,…

Trên nhãn các loại sản phẩm thể hiện xuất xứ: Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Úc… và rất nhiều chai lọ tem, nhãn,... mỹ phẩm mang tên các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, đại diện hai công ty này không xuất trình được các loại giấy tờ để chứng minh tính hợp pháp của số hàng trên.

Theo điều tra bước đầu, số hàng bị thu giữ đa phần là hàng sản xuất tại Trung Quốc, một số sản xuất tại Việt Nam từ nguyên liệu Trung Quốc. Các loại mỹ phẩm và nguyên liệu này nhập lậu vào Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc, sau đó vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh để thay đổi bao bì, nhãn mác thành các nhãn hiệu nổi tiếng của các nước để phân phối đi các tỉnh tiêu thụ.

Kiểm tra Công ty TNHH ĐT - TM - XNK Bảo Khang (quận Gò Vấp), Phòng PC46 Công an TP Hồ Chí Minh và tổ công tác đặc biệt 113 - Tổng cục Phòng chống tội phạm - Bộ Công an đã thu giữ 77 thùng các tông các loại nhãn mác, vỏ hộp, thực phẩm chức năng giả với hơn 10 nhãn hiệu nổi tiếng xuất xứ từ Mỹ.

Kiểm tra 3 căn nhà tại quận 7, Cục Cảnh sát kinh tế (C46) Bộ Công an phía Nam phối hợp với Công an quận 7 thu giữ gần 500 thùng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả các nhãn hiệu Sắc Ngọc Khang, Hoàng Tiên Đan, Eva, Best, cà phê xanh nâu, Eva, Lisu hồng, 3Days... Nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thực phẩm chức năng giả trên một phần có xuất xứ Trung Quốc, một phần mua trôi nổi không rõ nguồn gốc...

Trên thực tế Công ty Bảo Khang chỉ mua bán thực phẩm chức năng chính hãng của Công ty ECO (đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm thực phẩm chức năng hiệu LIC), nhưng số lượng không nhiều.

Phần lớn hoạt động của công ty này là copy các mẫu thực phẩm chức năng đang hút khách trên thị trường, sau đó đặt hàng để sản xuất giả tại Trung Quốc với giá rẻ mạt, rồi nhập lậu về đóng gói tại Công ty, phân phối ra thị trường.

Công ty Bảo Khang đã lừa người tiêu dùng bằng cách, trên các sản phẩm giả đều có đầy đủ tem chống giả của Bộ Công an, tem xác thực hàng hóa theo chỉ đạo chống hàng giả Trung ương, giả mạo kiểm nghiệm lâm sàng và đạt tiêu chuẩn GMP - USA về y tế thế giới, được Bộ Y tế Việt Nam kiểm nghiệm chất lượng và cấp giấy phép lưu hành trong toàn quốc.

Ngoài ra, Công ty không hề đăng ký nội dung nào liên quan đến lĩnh vực dược, nhưng đã tự xưng “Dược Bảo Khang” và quảng bá các loại thực phẩm chức năng trong tài liệu quảng cáo của công ty, trên website “siêu thị Bảo Khang”... với đội ngũ tư vấn là các dược sĩ, bác sĩ.

Đại diện cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh nhận xét, phần lớn các Công ty kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng thường vi phạm các nội dung: Quảng cáo quá sự thật, sai nội dung đăng ký đã kiểm duyệt, sai thành phần cấu tạo... và đặc biệt là việc quảng cáo lập lờ khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng thực phẩm chức năng có khả năng chữa bệnh như thuốc, trong khi nó chỉ là thực phẩm.

Theo Công an Nhân dân
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm chức năng

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Cưỡng chế thuế Công ty Sản xuất Đá Granite Phú Minh Trọng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế 4 doanh nghiệp nợ thuế

Quảng Nam: Học sinh nuôi búp bê Kuman Thong để…cầu học giỏi

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?