Thứ tư 27/11/2024 23:29

Tp. Hồ Chí Minh: Xăng dầu được đảm bảo, giá hàng hoá thiết yếu không tăng đến cuối tháng 3

Thông tin được Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đưa ra tại buổi họp báo chiều ngày 14/3, do Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và Phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm cung cấp thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch và phục hồi kinh tế và các vấn đề dư luận quan tâm.

Giá hàng hóa thiết yếu sẽ không tăng đến cuối tháng 3

Liên quan đến tình hình thị trường xăng dầu, tại buổi họp báo, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, mặc dù giá xăng dầu thế giới tăng cao, vượt xa so với dự báo, đã tác động đến nguồn cung ứng, nhưng để đảm bảo nguồn xăng dầu phục vụ nhu cầu trong nước, cuối tháng 2/2022, Bộ Công Thương đã có kế hoạch nhập khẩu xăng dầu, tính toán để đảm bảo nguồn cung.

Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, thông tin về tình hình thị trường xăng dầu và giá cả hàng hóa tại buổi họp báo

Tại Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, mặc dù có thời điểm phải tạm ngưng hoạt động nhưng đến nay, công suất đã được khôi phục 80-85%. Dự kiến cuối tháng 3, đầu tháng 4/2022, nhà máy sẽ đạt 100% công suất. Do đó, ngoài nguồn cung ứng từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bộ Công Thương cũng có kế hoạch cho 10 đầu mối nhập khẩu xăng dầu lên tới 2,4 triệu m3.

Phó Giám đốc Sở Công Thương khẳng định, việc dự trữ cung ứng xăng dầu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hoàn toàn được đảm bảo. Cụ thể, Sở đã có kế hoạch làm việc với Sở Giao thông Vận tải để có phương án hỗ trợ lưu thông trong giờ cao điểm với xe chở xăng dầu của một số doanh nghiệp lớn. Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao, giá cả trong nước nhìn chung vẫn tăng nhưng ở mức thấp do có sự can thiệp của quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Về tình hình giá cả hàng hóa, ông Nguyễn Nguyên Phương nhìn nhận, do tác động của nhiều yếu tố khiến chi phí sản xuất gia tăng, dẫn tới áp lực khiến giá hàng hóa trong hệ thống phân phối, chợ truyền thống tăng. Tuy nhiên, qua theo dõi, Sở Công Thương nhận thấy, giá cả tại các hệ thống phân phối hiện đại tương đối ổn định, thống nhất như nhau.

Đến nay, các hệ thống phân phối đang rà soát, kiểm tra các yếu tố đầu vào, nếu các đề xuất tăng giá hợp lý từ nhà cung cấp thì mới căn cứ điều chỉnh giá cả. Song với chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh đang triển khai, người dân có thể yên tâm từ nay đến cuối tháng 3/2022, giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các kênh phân phối hiện đại sẽ được giữ giá ổn định. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đã cam kết giữ giá hàng hóa ổn định một tháng trước và sau Tết Nguyên đán.

Với giá hàng hóa tại chợ truyền thống, phụ thuộc vào lượng hàng, lượng khách mua sắm nên giá sẽ được điều chỉnh liên tục. Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, qua theo dõi, những ngày gần đây có dấu hiệu giá một số mặt hàng tươi sống, đặc biệt là rau củ quả có chiều hướng tăng. Nguyên nhân chính là chi phí vận chuyển, chi phí xăng dầu... phục vụ cho sản xuất, ảnh hưởng đến giá hàng hóa.

Lao động F1 tại doanh nghiệp sẽ được đi làm ngay

Thông tin thêm về hướng dẫn mới được ban hành chiều 14/3, về việc quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 của Bộ Y tế, ông Nguyễn Hồng Tâm - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) khẳng định, đội ngũ chuyên viên của đơn vị đang phân tích, tham mưu, các phương án sẽ được điều chỉnh lại. TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh lại một số quy định cho phù hợp.

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đã có một số quy định về quản lý F1 thoáng hơn so với thời gian trước đây. Theo đó, các F1 tại doanh nghiệp (DN) có độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19 từ 80% trở lên sẽ được đi làm ngay, nhưng phải thực hiện xét nghiệm vào ngày 3 và ngày 7.

Theo thống kê gần như tất cả DN tại TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ tiêm vắc xin đủ mũi đạt trên 85%. Do đó, hầu hết người lao động là F1 trên địa bàn đã có thể đi làm ngay. Tất nhiên, các đối tượng phải tuân thủ nghiêm các biện pháp theo quy tắc 5K, đặc biệt là khẩu trang, khử khuẩn.

Đối với những DN, cơ sở có tỷ lệ tiêm chủng dưới 80%, người lao động chưa tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19 cần cách ly theo quy định. Tuy nhiên, người lao động đã tiêm vắc xin sẽ được cho đi làm ngay.

Tính đến thời điểm hiện tại, người lao động là F0 trên địa bàn vẫn cần tuân thủ tuyệt đối quy định của Bộ Y tế về việc cách ly 7 ngày hoặc 14 ngày đối với trường hợp chưa tiêm đủ số mũi vắc xin phòng Covid-19.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại