Thứ ba 19/11/2024 02:24

TP. Hồ Chí Minh quyết liệt phòng vệ dịch tả lợn châu Phi

Mặc dù dịch tả lợn châu Phi (ASF) chưa xuất hiện trên địa bàn nhưng chính quyền thành phố đã chỉ đạo các sở ngành, quận huyện phải có biện pháp phòng chống dịch cụ thể và kiên quyết đơn vị nào để xảy ra dịch bệnh phải chịu trách nhiệm.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo, địa phương nào chưa kiện toàn được bộ máy phòng chống dịch ASF thì ngay lập tức chấn chỉnh. Các quận huyện phải theo dõi chặt hộ chăn nuôi lợn, xử lý nghiêm lò giết mổ có lợn nhiễm bệnh, tăng cường giám sát nguồn lợn có truy xuất nguồn gốc, nhất là các tuyến đường huyết mạch, chợ đầu mối.

Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - bà Phạm Khánh Phong Lan - cho biết, đến thời điểm này, qua kiểm tra chưa phát hiện con lợn nào có biểu hiện của bệnh dịch ASF nhưng đã phát hiện có lô hàng lợn có biểu hiện của bệnh lở mồm long móng đưa vào thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Theo bà Lan, TP. Hồ Chí Minh đã đề xuất có những ngăn chặn về việc vận chuyển lợn từ Bắc vào miền Nam, do dịch ASF đang lan rộng tại nhiều tỉnh thành. “Hiện tại các cơ quan chức năng của thành phố đang gia tăng chốt chặn các cửa ngõ vào địa bàn thành phố, tăng cường kiểm soát nguồn gốc đồng thời khuyến nghị người chăn nuôi, người kinh doanh về những phương pháp phòng chống dịch hiệu quả”, bà Lan chia sẻ.

Để bình ổn thị trường và góp phần phòng chống dịch ASF, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - Nguyễn Huỳnh Trang - cho hay, trong mấy ngày qua ngành Công Thương thành phố đã làm việc với một số doanh nghiệp lớn như Vissan, Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn nhằm xây dựng phương án cung ứng thịt lợn trong tình huống thị trường thiếu hụt nguồn cung. Theo bà Trang, ngoài Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam đã tổ chức kho lạnh dự trữ số lượng 3.600 tấn thịt lợn, các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm như Phạm Tôn, Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân, San Hà hiện cũng đã có phương án chuẩn bị nguồn thịt gà để có thể thay thế khi thị trường có biến động.

Cùng với kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, ngành Công Thương thành phố còn tổ chức giám sát chặt về nguồn hàng, giá cả thị trường tại 329 chợ truyền thống và 250 chợ tạm trên địa bàn, mục tiêu là không để sự bị động xảy ra để ổn định thị trường. Ngoài cơ quan quản lý thị trường, lực lượng công an, thú y cũng đang tập trung kiểm soát, chốt chặn để đảm bảo không một xe lợn nào đưa vào thành phố mà không qua khâu kiểm tra.

Các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh phòng vệ dịch tả lợn châu Phi bằng cách kiểm soát chặt cửa ngõ vào địa bàn thành phố

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh, thành phố tiêu thụ bình quân 10.000 con lợn/ngày, 11 cơ sở giết mổ với số lượng từ 6.500-7.000 con lợn /ngày, chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu của thị trường. Riêng khâu chăn nuôi lợn, toàn thành phố có 3.917 hộ chăn nuôi, tổng đàn 274.154 con, trong đó 247 hộ chăn nuôi lợn bằng nguồn thức ăn thừa của các nhà hàng, quán ăn cung cấp, vì thế nguy cơ phát sinh dịch bệnh là rất cao.

Trong những ngày qua, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh kết hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt lợn tại các cơ sở giết mổ gia súc Xuyên Á, nhà máy giết mổ gia súc Xuân Thới Thượng, chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, các điểm giết mổ, tiêu thụ thịt số lượng lớn trên địa bàn. Trong đợt kiểm tra này, các cơ quan chức năng và chính quyền quận Gò Vấp đã phối hợp đóng cửa hàng chục lò mổ lợn bất hợp pháp tại địa bàn này nhằm phòng chống dịch ASF lây lan. Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh cũng đã tịch thu và tiêu hủy tại chỗ một lô hàng thịt lợn, số lượng khoảng 1 tấn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng đưa vào chợ đầu mối để tiêu thụ.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, ngăn nguồn lậu dịch bệnh ASF lúc này là ưu tiên hàng đầu, vì với tập quán chăn nuôi lợn ở khu vực miền Nam là thức ăn thừa, chất thải đều đổ xuống kênh, một lượng lớn lợn, sản phẩm thịt lợn vận chuyển, lưu thông giữa vùng này đến vùng khác đang tiềm ẩn nguy cơ lây dịch bệnh cao, vì thế các cơ quan chức năng, người chăn nuôi, người tiêu dùng cần chung sức để phòng vệ nhưng cũng đừng quay lưng với thịt lợn bởi dịch ASF không gây hại cho người sử dụng.

Thế Vĩnh- Nguyễn Phượng
Bài viết cùng chủ đề: dịch tả lợn châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số