Thứ bảy 16/11/2024 23:16

TP Hồ Chí Minh: Quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ có thể giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 16/9

Theo Dự thảo Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sau ngày 15/9/2021, thành phố sẽ thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội theo vùng.

Nới lỏng giãn cách xã hội theo vùng

Cụ thể, TP Hồ Chí Minh dự kiến thực hiện thí điểm nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg đối với Quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ từ ngày 16/9/2021 - 30/9/2021. Tại các quận, huyện, thành phố khác, thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg như trước ngày 23/8/2021.

(
TP Hồ Chí Minh dự kiến nới lỏng giãn cách theo vùng từ 16/9 (Ảnh minh họa)

Đồng thời, công tác phục hồi kinh tế sẽ được Thành phố nới dần từng bước theo lộ trình trên cơ sở kiểm soát rủi ro về dịch tễ và mức độ được bảo vệ của người dân (căn cứ hai trụ cột là tốc độ tiêm vắc-xin và an toàn hệ thống y tế) theo từng giai đoạn, địa bàn cụ thể. Trong đó chia làm 03 giai đoạn: Giai đoạn 1 dự kiến từ 16/9/2021 đến 31/10/2021; Giai đoạn 2 dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022; Giai đoạn 3 dự kiến sau ngày 15/01/2022. Nội dung quy định các tổ chức, cá nhân được phép tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn được dựa trên tiêu chí cá nhân, tổ chức có sử dụng 100% lao động có thẻ xanh hoặc thẻ vàng Covid-19. Đồng thời, Thành phố có kế hoạch triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo yêu cầu của Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ, Tổ Công tác Bộ Công Thương đang nghiên cứu nội dung Dự thảo Kế hoạch để có ý kiến góp ý, hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch của TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, hiện nay, TP Hồ Chí Minh đã xây dựng Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong đó gồm 04 phụ lục Bộ tiêu chí đánh giá cụ thể cho siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống và doanh nghiệp sản xuất. Thành phố Thủ Đức cũng xây dựng Dự thảo Bộ Tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành phố Thủ Đức. Hiện nay, Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của các doanh nghiệp đối với Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá trong hoạt động sản xuất của TP Hồ Chí Minh và TP Thủ Đức để có ý kiến, hoàn thiện Dự thảo Bộ tiêu chí đánh giá.

Tăng công suất chợ, thị trường hàng hóa tiếp tục ổn định

Về tình hình cung ứng hàng hóa, theo Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, tại các tỉnh, thành phía Nam khác, nhìn chung tình hình thị trường ngày 10/9 tại các tỉnh, thành không có biến động bất thường, nguồn cung hàng hóa được bảo đảm.

Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, tình hình cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm trên địa bàn Thành phố tương đối ổn định, người dân có nhiều sự lựa chọn đặt mua hàng như: Thông qua tổ đi chợ hộ, mua trực tuyến tại các hệ siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoặc các trang thương mại điện tử, các kênh mạng xã hội… Nguồn cung nhiều loại hàng hóa tương đối đầy đủ, giá bán tại các siêu thị ít biến động.

Trên địa bàn Thành phố, hiện không có siêu thị đóng cửa, 2.694 cửa hàng tiện lợi và 09 chợ truyền thống đang hoạt động. Tại điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại Chợ đầu mối Bình Điền, trong đêm 09/9/2021, tổng lượng hàng hóa lưu chuyển qua đây đã tăng gần 20% so với đêm 08/9/2021 và ước đạt 81,6 tấn/đêm, gồm các mặt hàng: rau củ quả (49 tấn), thủy hải sản (32,3 tấn), thịt gia súc gia cầm (0,3 tấn). Nguồn cung từ chợ đầu mối này góp phần rất tích cực trong việc ổn định cung cầu hàng hóa tại thành phố.

Tại tỉnh Đồng Nai, toàn tỉnh vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến ngày 15/9. Hiện có 09/11 siêu thị, 70 chợ truyền thống (khoảng 47%), 227 cửa hàng tiện lợi đang hoạt động. Để bảo đảm cung ứng hàng cho người dân, tỉnh Đồng Nai đã triển khai thêm 291 điểm bán hàng thay thế chợ đóng cửa trong mùa dịch, đặc biệt tại các khu vực bị phong tỏa tạm thời để phòng chống dịch, tổ chức 373 chuyến xe bán hàng lưu động phục vụ người dân tại các ̣vùng phong tỏa của TP Biên Hoa. Chợ đầu mối nông sản, thực phẩm Dầu Giây vẫn duy trì hoạt động với tổng số tiểu thương đăng ký kinh doanh đủ điều kiện theo phương án là 60 tiểu thương. Đến nay, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn được bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc