Thứ ba 26/11/2024 03:44

TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh”

Nhằm tiếp tục khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, năng lượng tái tạo, ngành điện TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh”.

Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh cho biết, vừa phát động chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh” năm 2022, nhằm khuyến khích các chủ nhà trọ cải tạo, nâng cấp để sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.

Sử dụng năng lượng tái tạo là một trong các tiêu chí xét duyệt của Chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh”

Để tham gia Chương trình "Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh", các chủ nhà trọ cho sinh viên, người lao động thuê sẽ đăng ký với các công ty điện lực trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Điều kiện là chủ nhà trọ không được thay đổi về mục đích sử dụng điện, chủ thể sử dụng điện và không vi phạm sử dụng điện trong suốt khoảng thời gian từ ngày 1/12 của năm trước liền kề đến hết ngày 30/11 của năm xét chọn nhà trọ tiêu biểu. Bên cạnh đó, chủ nhà trọ phải thu tiền điện của người thuê nhà đúng giá qui định đã cam kết với ngành điện.

Hàng năm, EVNHCMC sẽ trao 280 giải thưởng cho Chương trình “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh”, giá trị khen thưởng 10 triệu đồng/giải thưởng… Dự kiến, tổng giá trị khen thưởng cho các “Nhà trọ sử dụng năng lượng xanh” trong 5 năm là 14 tỷ đồng. Chương trình này sẽ được EVNHCMC thực hiện định kỳ hàng năm, bắt đầu từ tháng 12 năm liền kề trước đó đến tháng 11 của năm tiếp theo, kéo dài liên tục trong giai đoạn 2021 – 2025.

Các tiêu chí để bình chọn khen thưởng chương trình này: Chủ nhà trọ có sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo, điện mặt trời mái nhà, sử dụng trên 50% đèn led cho hệ thống chiếu sáng nhà trọ. Chấp hành tốt các qui định về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đồng thời nhà trọ sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hành tốt nếp sống văn minh và mỹ quan đô thị.

Theo số liệu thống kê của EVNHCMC, các chương trình tiết kiệm điện do đơn vị triển khai liên tục nhiều năm qua trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Riêng năm 2021, toàn thành phố đã tiết kiệm được gần 584 triệu kWh, chiếm 2,26% sản lượng điện thương phẩm, góp phần giảm gần 440 nghì tấn CO2 phát thải ra môi trường. Còn trong 4 tháng đầu năm 2022, các chương trình tiết kiệm điện do EVNHCMC triển khai đã tiết kiệm được hơn 179 triệu kWh.
Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD