TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD vào năm 2025

Với mong muốn lắng nghe các ý kiến, hiến kế nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, ngày 5/5, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tìm kiếm mô hình, giải pháp đột phá phát triển thành phố

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh, đây là hội thảo quan trọng để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương và địa phương về những giải pháp lớn phát triển TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời là cơ sở để đặt ra những yêu cầu đối với đơn vị tư vấn lập quy hoạch phát triển thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD vào năm 2025
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - phát biểu tại hội thảo

Theo ông Nguyễn Thành Phong, trong hơn 45 năm qua, TP. Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước về dân số và quy mô kinh tế. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được nâng lên, giai đoạn 2016 - 2019, GRDP của TP. Hồ Chí Minh tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP và hơn 26% thu ngân sách cả nước.

Riêng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, song TP. Hồ Chí Minh vẫn cơ bản hoàn thành nhiệm vụ kép, kinh tế tăng trưởng 1,39%, thu ngân sách đạt hơn 371 ngàn tỷ đồng và vẫn đóng góp hơn 25% thu ngân sách quốc gia. Đặc biệt, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đã tăng từ mức 61,1% năm 2016 lên 71,4% năm 2020, điều này cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn có hiệu quả và khẳng định một lần nữa sức mạnh nội tại của nền kinh tế thành phố.

Với những điểm sáng nêu trên, đồng thời quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 với mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao, thành phố đã chủ động triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 11 và đề ra mục tiêu trung và dài hạn.

Để triển khai hiệu quả những định hướng đó, người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết, TP. Hồ Chí Minh nhận thức cần phải phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù, nhất là khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Tìm kiếm các mô hình, giải pháp đột phá để phát triển TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới và cụ thể các mô hình, giải pháp này như là một đầu bài trong nhiệm vụ quy hoạch thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Việc tổ chức hội thảo hôm nay là một trong số nhiều giải pháp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe các ý kiến, hiến kế của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan Trung ương và địa phương nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển, vươn lên mạnh mẽ của thành phố, đưa TP. Hồ Chí Minh hướng tới là một đại đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, mang đẳng cấp khu vực và quốc tế” - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển thành phố

Báo cáo đề dẫn hội thảo, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh - cho biết, hội thảo đã nhận được hơn 80 bài tham luận từ các chuyên gia, nhà khoa học, bộ ngành Trung ương, lãnh đạo các trường đại học, các sở ngành, quận huyện, Bộ tư lệnh quân Khu 7, các doanh nghiệp gửi về.

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD vào năm 2025
Các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan bộ ngành Trung ương và địa phương có nhiều bài tham luận, hiến kế nhiều giải pháp lớn, nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á

Nội dung các tham luận đề cập đến khát vọng, triển vọng phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, cần theo hướng đô thị bền vững, đô thị thông minh. Trong đó, cần tập trung đẩy nhanh chính quyền số, xã hội số, nâng cao chất lượng dịch vụ công và định hướng cơ cấu kinh tế thành phố trên quan điểm kinh tế vùng, thể hiện vai trò hạt nhân trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam bộ…

Đáng chú ý, các tham luận đều nhìn nhận, chỉ có con đường phát triển khoa học công nghệ, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp để đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đưa ra triển vọng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong dự báo và mô phỏng kinh tế - tài chính bằng việc phát triển điện toán lượng tử hay ứng dụng AI vào triển khai đô thị thông minh, xã hội số.

Ngoài ra hội thảo cũng ghi nhận một số định hướng chiến lược về phát triển TP. Thủ Đức, xứng tầm là cực tăng trưởng mới của một thành phố trong lòng thành phố và trong mối liên kết các đô thị vùng Đông Nam bộ. Đồng thời cũng ghi nhận một số bài tham luận đề cập đến kinh tế tuần hoàn, trong đó gợi ý một số chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại TP. Hồ Chí Minh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Bộ Công Thương để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh trở thành thành phố thương mại - dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước và tầm nhìn đến năm 2045 trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, thời gian tới, TP. Hồ Chí Minh cần tập trung đổi mới về mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với những định hướng chiến lược cụ thể.

Về công nghiệp, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu trong phát triển các ngành công nghiệp của thành phố, hướng trọng tâm và đi vào chiều sâu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Đồng thồng thành phố cần phải trở thành trung tâm và là đầu mối tạo dựng các chuỗi liên kết trong phát triển công nghiệp của vùng và của cả nước.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh bám sát Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2045 để có kế hoạch, bước đi rõ ràng cho các giai đoạn sắp tới. Trong đó, ưu tiên, phát triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó tập trung vào 6 phân ngành công nghiệp ưu tiên như: sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, thiết bị điện, chế biến thực phẩm, đồ uống, hàng điện tử - công nghệ thông tin, sản phẩm từ cao su - plastic.

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cần phải đẩy mạnh chương trình xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chủ lực, CNHT. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các hoạt động kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp - CNHT giữa các DN công nghiệp hỗ trợ với DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, giữa DN công nghiệp - CNHT thành phố và DN công nghiệp - CNHT...

Về thương mại, TP. Hồ Chí Minh cần thúc đẩy xuất khẩu, khai thác hiệu quả các cơ hội mang lại từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các FTAs thế hệ mới như CPTPP và EVFTA.

Theo Bộ Công Thương, TP. Hồ Chí Minh vừa là trung tâm sản xuất lớn, nhưng đồng thời cũng là địa bàn của các DN đầu mối xuất khẩu lớn của cả nước. Do vậy, nếu các DN của thành phố tận dụng tốt các FTAs sẽ có ý nghĩa và tác dụng rất lớn để các địa phương và DN khác trong vùng và trong cả nước cùng làm tốt.

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh cần tập trung chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử và kinh tế số. Coi đây là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng của thành phố trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Đồng thời, ưu tiên, phát triển hạ tầng logistics, cung cấp dịch vụ tài chính, đẩy mạnh liên kết vùng để sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị theo hướng thành phố tập trung thực hiện hoạt động R&D và các dịch vụ khác phù hợp với lợi thế so sánh giữa thành phố và các tỉnh Đông Nam bộ…

Mục tiêu trung và dài hạn của TP. Hồ Chí Minh:

Đến năm 2025, TP. Hồ Chí Minh là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD.

Đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, GRDP bình quân đầu người khoảng 13.000 USD, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2045, TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 37.000 USD, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại

Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại ''siêu ban'' ở Hà Nội

Báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình dân dụng TP. Hà Nội cho thấy, “siêu ban” này chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.
Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa hiện có 826 cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; trong đó có 700 cơ sở thuộc diện phải di dời.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Ngắm “Con tàu tập kết” khổng lồ chuẩn bị hoàn thiện tại Sầm Sơn

Tượng đài "Con tàu tập kết" được xây dựng nhằm hướng tới kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).
Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đập tan "cánh cửa thép"

Chiến thắng Thượng Đức đã đi vào lịch sử của vùng đất Quảng Nam-Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ và của cả nước với vị trí là trận thắng bước ngoặt.
Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.
Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.
Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động