TP. Hồ Chí Minh: Nhiều điểm mới Chương trình bình ổn thị trường năm 2023

Chương trình bình ổn thị trường có sự điều chính lớn về quy định giá bán, vừa đảm bảo ổn định giá, lợi nhuận hợp lý của DN, lợi ích phù hợp của người tiêu dùng.
Chương trình bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh lan tỏa sâu rộng trong cả nước Chương trình Bình ổn thị trường TP. Hồ Chí Minh: Công cụ điều tiết giá hiệu quả

Bổ sung nhiều nhóm mặt hàng, tăng 3% - 5% so với năm 2022

Tại họp báo chiều ngày 3/4/2023, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - thông tin: Từ năm 2023, Chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được triển khai theo Quy chế quy định tại Quyết định số 4556 ngày 28/1/2023 của UBND TP. Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều điểm mới Chương trình bình ổn thị trường năm 2023
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại buổi họp báo chiều 3/4/2023

Quyết định này quy định rõ về phương thức tạo nguồn hàng; cơ chế xác định và điều chỉnh giá bán; cơ chế phối hợp phân phối hàng hóa giữa doanh nghiệp cung ứng và hệ thống phân phối; cơ chế hỗ trợ vận chuyển, lưu thông hàng hóa; triển khai đồng bộ hệ thống nhận diện thương hiệu. Đồng thời xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp, sở, ngành, quận, huyện và TP. Thủ Đức.

Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, năm 2023, Chương trình bình ổn thị trường có 44 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, tăng 3 doanh nghiệp so năm 2022. Trong đó, phần lớn là doanh nghiệp quy mô lớn, thương hiệu uy tín, chiếm thị phần cao.

Cụ thể, về hoạt động phân phối có các tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu cả nước như: Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, Central Retail (hệ thống BigC, Go!, Top Market…), Wincommerce, MM Mega Market, AEON, Fahasa, Satra…

Còn hoạt động sản xuất, cung ứng có các doanh nghiệp quy mô rất lớn như: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng (Nutifood), Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH (TH Truemilk), Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan), Công ty Cổ phần Ba Huân (Ba Huân), C.P Việt Nam…

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều điểm mới Chương trình bình ổn thị trường năm 2023
Công ty cổ phần Ba Huân là một trong nhiều doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh từ rất sớm (tham gia chương trình 20 năm)

Đáng chú ý, có một số doanh nghiệp uy tín lần đầu tham gia Chương trình như: Công ty Liên doanh Bột Quốc tế (bột Mikko), Công ty Cổ phần Sản xuất Thực phẩm Anh Kim (cháo Cây Thị), Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce (hệ thống Winmart, Winmart+…).

Về hàng hóa tham gia bình ổn thị trường, theo Sở Công Thương so với năm 2022, Chương trình bổ sung nhiều nhóm mặt hàng. Cụ thể, các mặt hàng lương thực, thực phẩm: bổ sung nhóm các mặt hàng bột, các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thủy hải sản, các mặt hàng cháo tươi, súp dinh dưỡng đóng gói, các mặt hàng đặc sản vùng miền như rong nho, măng, nấm, măng chua…

Các mặt hàng phục vụ học tập: Bổ sung nhóm các mặt hàng dụng cụ học sinh như: giấy kiểm tra, giấy thủ công, giấy bao tập, giấy kê tay, nhãn học sinh, tập chép nhạc, sổ giáo án, tập vẽ, thời khóa biểu...

Về lượng hàng, căn cứ nhu cầu, sức mua, kết quả cung ứng năm 2022, lượng hàng bình ổn thị trường năm 2023 tăng 3% - 5% so năm 2022; chiếm từ 23% đến 31% thị phần trong tháng thường, chiếm từ 25% đến 43% nhu cầu thị trường trong tháng Tết; đủ sức chi phối, điều tiết thị trường.

Chương trình bình ổn thị trường có nhiều điểm mới

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết: Chương trình bình ổn thị trường năm 2023 – 2024 được triển khai theo Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố được ban hành theo Quyết định số 4556 của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, về giá bán bình ổn thị trường: Chương trình có sự điều chỉnh lớn về quy định giá bán hàng bình ổn thị trường, giá bán được xác định trên cơ sở thống nhất của nhiều bên liên quan: doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp phân phối, cơ quan nhà nước (dưới sự chủ trì của Sở Tài chính), nhằm tạo sự đồng thuận cao, vừa đảm bảo ổn định giá, vừa đảm bảo lợi nhuận hợp lý của doanh nghiệp, lợi ích phù hợp của người tiêu dùng.

Đối với hoạt động truyền thông: Chương trình hình thành hệ thống nhận diện thương hiệu đồng bộ, thống nhất từ sản phẩm đến điểm bán hàng, hệ thống phân phối… Qua đó, hỗ trợ người tiêu dùng nhận biết, mua sắm và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý.

Về các giải pháp hỗ trợ thực hiện, theo Sở Công Thương Chương trình kết hợp đồng bộ với nhiều chương trình, đề án hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh doanh của TP. Hồ Chí Minh như: Kích cầu tiêu dùng, kết nối tín dụng, kết nối cung cầu, khuyến mại tập trung, xúc tiến du lịch…

Ngoài ra, Chương trình cũng tập trung giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, hiệu quả từ vùng nguyên liệu đến tiêu dùng. Qua đó, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thành phố nói chung, doanh nghiệp bình ổn thị trường nói riêng.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá, chia sẻ tại họp báo, ông Ngô Đức Toàn – Giám đốc thu mua Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam - cho biết: Hiện doanh nghiệp đang triển khai 2 chương trình bình ổn giá đặc biệt với hàng trăm mặt hàng thiết yếu tại tất cả các trung tâm MM trên toàn quốc, đó là: “Giá sỉ” dành cho hơn 40 mặt hàng thực phẩm tươi sống và “Khóa giá” dành cho hơn 500 mặt hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu.

“Sự kiện hướng đến hỗ trợ kiểm soát áp lực lạm phát, bình ổn giá phục vụ đời sống hàng ngày của người dân, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng tưởng nền kinh tế quốc dân”- ông Ngô Đức Toàn bày tỏ.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bình ổn hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu sinh học với tổng đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

Cầu Bến Rừng gần 2.000 tỷ nối Quảng Ninh - Hải Phòng lỡ hẹn khánh thành?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

"Bí quyết" nào để Đồng Tháp duy trì Top 5 PCI 16 năm?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Dù nỗ lực nhưng Vĩnh Phúc vẫn tụt 7 bậc về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

Thái Nguyên: Hỗ trợ hàng trăm tấn vật tư cho các hợp tác xã sản xuất chè hữu cơ

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

TP. Hồ Chí Minh: Hàng loạt biển quảng cáo lớn tắt điện sau 22 giờ để tiết kiệm điện

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Nhiệt điện Nhơn Trạch trễ gây thiệt hại hơn 1000 tỷ: Bí thư Đồng Nai lo Tín Nghĩa thất thoát vốn

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Bổ nhiệm ông Lý Vần Tải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Lai Châu

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Quảng Nam: Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Cao Bằng: Kịp thời ngăn chặn vụ giả mạo công an lừa đảo 300 triệu đồng

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Lai Châu: Phổ biến quy định về bảo vệ tài nguyên khoáng sản đất hiếm đến người dân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Thanh Hóa: Đấu giá thuyền vỏ sắt hút cát trái phép trên sông Bưởi

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh: 6 kiên trì giúp địa phương giữ vững ngôi vị quán quân PCI

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Lạng Sơn: Nhiều cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn khi lái xe bị xử lý

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Đại tá Lê Ngọc Anh làm Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Lai Châu: Phổ biến Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành đến địa phương, doanh nghiệp

Xem thêm