Chủ nhật 22/12/2024 10:17

TP. Hồ Chí Minh: Người có thẻ xanh Covid được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 1/10

Tại buổi họp báo sáng ngày 30/9, ông Lê Hòa Bình - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - đã công bố thông tin triển khai Chỉ thị của UBND TP về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hòa Bình - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - phát biểu tại buổi họp báo

Theo đó, sau ngày 30/9, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

TP. Hồ Chí Minh mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng có sự ưu tiên. Trong đó, ưu tiên phát triển kinh tế, khôi phục sản xuất, không để đứt gãy chuỗi sản xuất.

Cụ thể, đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động trực tiếp có thẻ xanh Covid-19 được quyền tham gia các hoạt động với điều kiện đảm bảo chấp hành toàn bộ quy định an toàn phòng, chống dịch của ngành y tế và Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trên các lĩnh vực.

Theo đó, có 7 lĩnh vực được hoạt đồng, gồm: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Công viên phần mềm Quang Trung, trên địa bàn TP. Thủ Đức và các quận huyện.

Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú ý, đối tượng hành nghề thú y; Công trình giao thông, xây dựng

Lĩnh vực hoạt động thương mại, dịch vụ gồm có: Dịch vụ khám chữa bệnh, thẩm mỹ; cung cấp lương thực, thực phẩm; xăng, dầu, hóa chất, điện, nước, nhiên liệu, sửa chữa; dịch vụ công ích; tổ chức tín dụng; bưu chính, viễn thông; trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, cơ sở bán lẻ hàng hóa các loại; chợ đầu mối, chợ truyền thống; cắt tóc, gội đầu được hoạt động tối đa 50% công suất...

Các địa điểm hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa nghệ thuật: Sự kiện, thi đấu thể dục, thể thao tổ chức quy mô tối đa 30% công suất và điều kiện 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức...

Lĩnh vực du lịch: các cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, tham quan du lịch, tham quan bảo tàng hoạt động tối đa 30% công suất với điều kiện khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính còn có hiệu lực.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe hàng ngày của người dân được hoạt động tối đa 10 người. Trường hợp có 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh Covid-19, được hoạt động tối đa 50 người…

Đối với hoạt động giáo dục, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dạy học trực tuyến và từng bước củng cố các điều kiện có thể kết hợp dạy - học trực tiếp. Các loại hình đào tạo cho nhóm 18 tuổi trở lên, đã được tiêm đủ liều vaccine, có thể dạy - học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định.

Ông Lê Hòa Bình nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh không mở cửa ồ ạt mà thận trọng từng bước, có lộ trình với nguyên tắc mở cửa tới đâu, an toàn tới đó nhằm dần đưa cuộc sống của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. Do đó, sau ngày 30/9, có một số hoạt động trên địa bàn TP tiếp tục dừng.

Cụ thể, quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử; các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động, trừ trường hợp được cơ quan thẩm quyền cho phép.

Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; hoạt động bán hàng rong, vé số dạo. Ngoài ra còn có hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác trừ các trường hợp được cho phép hoạt động đã nêu trên.

Minh Khuê

Tin cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024