Thứ hai 23/12/2024 11:43

TP Hồ Chí Minh: Lập khu công nghiệp y dược tập trung đầu tiên của cả nước ở đâu?

Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) với diện tích 338 ha sẽ là khu công nghiệp chuyên về y dược tập trung đầu tiên của cả nước.

Đầu tháng 3 vừa qua, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 657/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp dược TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Đề án phát triển công nghiệp dược của TP. Hồ Chí Minh đã quy hoạch Khu công nghiệp chuyên ngành y dược tập trung đầu tiên trên cả nước tại Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2 với diện tích 338 ha (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Đây được xem như là một chương trình hành động có tính chiến lược để đáp ứng yêu cầu hội nhập về phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, đồng thời thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao sức khỏe cho nhân dân và tăng cường quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực y dược trên địa bàn Thành phố.

TP. Hồ Chí Minh sẽ có khu công nghiệp chuyên về y dược đầu tiên cả nước. (ảnh minh hoạ)

Đề án này với 2 mục tiêu tổng quát gồm: Chú trọng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và thiết bị y tế, đặc biệt ưu tiên sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật cao, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, các thuốc mới, thuốc phát minh để đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh trong nước, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu với lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá và hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y dược tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 của Chính phủ, danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư bao gồm 1 dự án Khu công nghiệp tại miền Bắc và 1 dự án Khu công nghiệp tại miền Nam hoặc miền Trung với mục tiêu xây dựng mới cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư FIE chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao.

Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân 2 được lựa chọn là nơi đặt khu công nghiệp tập trung về y dược đầu tiên của cả nước.

Có thể khẳng định, việc phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y, dược là một chủ trương mang tính đột phá của TP. Hồ Chí Minh.

Khu công nghiệp này sẽ có các chức năng chính là trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo về lĩnh vực y dược; tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuyên ngành y dược và sản phẩm phụ trợ thuộc phân khúc kỹ thuật cao; trung tâm giao dịch về các sản phẩm chuyên ngành y dược và sản phẩm phụ trợ.

Cũng trong thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh đã có các buổi làm việc với Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế và Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình 376 để đạt được sự đồng thuận và đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án trên thuộc các Dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư quy định tại Quyết định số 376/QĐ-TTg.

Dự kiến Khu công nghiệp chuyên ngành y dược sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa vào hoạt động từ năm 2030 với các chính sách hỗ trợ đặc biệt từ Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh để thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất.

Tiến Phòng
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp dược

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa 70mm lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?