Thứ hai 23/12/2024 16:38

TP. Hồ Chí Minh làm gì để tận dụng thế mạnh phát triển du lịch MICE?

TP.Hồ Chí Minh có đủ các điều kiện để trở thành một điểm đến về du lịch sự kiện - MICE, nhưng ngành du lịch cần vốn đầu tư, sự hợp tác giữa các điểm đến lân cận để có thể biến tiềm năng thành hiện thực.  

Các đại biểu cùng nhau chia sẻ tại hội thảo

Đó là ý kiến chung được các đại biểu chia sẻ tại hội thảo "TP. Hồ Chí Minh có trở thành điểm nóng tiếp theo trong ngành du lịch MICE toàn cầu" do Ban Du lịch và Nhà hàng thuộc Hiệp hội Thương mại Mỹ (Amcham) tại Việt Nam tổ chức ngày 9/9.

Ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã và đang chú trọng vào loại hình du lịch MICE (Meeting (M- hội họp), Incentive (I- Khen thưởng), Convention (C- Hội nghị, hội thảo) và Exhibition (E- Triển lãm) để thu hút du khách, tăng lợi nhuận cho ngành công nghiệp không khói này.

Ông Lã Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh - cho biết việc trở thành “điểm nóng” tiếp theo của MICE trong khu vực Đông Nam Á, sẽ giúp thành phố thu hút một lượng lớn các cuộc họp quốc tế và khách du lịch ngày càng tăng, điều này sẽ tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngành du lịch, đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP.

Trên thực tế, Trung tâm triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) năm 2008, một số khách sạn quốc tế cao cấp và các địa điểm tổ chức sự kiện lớn đi vào hoạt động, cùng với những quy định thị thực, cơ sở hạ tầng và an toàn công cộng được cải thiện đáng kể đã góp phần tạo nên sức hút của TP. Hồ Chí Minh - nổi lên như một điểm đến của du lịch MICE.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Minh Anh- Giám đốc Terraverde Travel đặt vấn đề TP. Hồ Chí Minh có thể định vị mình như một sự thay thế hấp dẫn cho các “điểm nóng” MICE của châu Á như Bangkok, Hong Kong, Macau hay Singapore… hay không còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Chúng ta có thể làm gì để tạo nên một tương lai cho ngành công nghiệp MICE TP. Hồ Chí Minh đầy hứa hẹn? Các giá trị kinh tế của các ngành công nghiệp MICE là gì và góp phần phát triển kinh tế như thế nào? Cần các tổ chức và năng lực như thế nào để tổ chức các sự kiện và cuộc họp quy mô lớn? Nếu không có một chiến lược thuyết phục và phối hợp hành động, TP. Hồ Chí Minh sẽ bị bỏ lại phía sau trong khi ngành công nghiệp MICE của châu Á đang phát triển rất mạnh mẽ - ông Minh Anh nhấn mạnh.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Viết Thủy Tiên - Giám đốc Điều hành Công ty Asian Trails Co., - cho rằng TP. Hồ Chí Minh vẫn chưa xây dựng được thương hiệu là một TP cho du lịch MICE để khách hàng dễ nhận diện, chưa phát triển được những sản phẩm phụ trợ cho khách MICE, và giao thông chưa tốt. Hiện nay, để tổ chức cho đoàn MICE lớn đi trong nội thành là một vấn đề rất khó khăn của công ty du lịch.

Đồng quan điểm, bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chuyên gia về giáo dục và văn hóa - chia sẻ cần có những dịch vụ du lịch khác như mua sắm, du lịch sinh thái, cũng như phải xây dựng được thương hiệu thì TP.HCM mới có thể phát triển thành một điểm đến về MICE. Để làm được những điều này cần có những kế hoạch hành động, thời gian thực hiện cụ thể, kêu gọi đầu tư, tạo kết nối, quảng bá tốt.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí - Trưởng khoa Du lịch Thương mại, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh cần thiết phải thành lập cộng đồng MICE tại thành phố và đề ra danh sách khuyến nghị, kế hoạch hành động nhằm hỗ trợ các cơ quan du lịch, doanh nghiệp, mạng lưới tiếp thị dựa trên nền tảng hợp tác công tư (PPP) nhằm tạo thương hiệu, định vị TP. Hồ Chí Minh như một điểm đến MICE hấp dẫn.

Bổ sung thêm về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại TP.HCM Herb Cochran cho rằng cần tăng cường tính liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với doanh nghiệp, trong đó, đề cao vai trò của hình thức đầu tư PPP.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Singapore - ông Glenn Koh - Giám đốc vùng Việt Nam - Campuchia và Lào thuộc Tổng cục Du lịch Singapore cho rằng muốn du lịch MICE phát triển, trước hết cần phải hoàn thiện về cơ sở hạ tầng du lịch. Muốn có kinh phí đầu tư, nguồn ngân quỹ lớn thì nhất thiết phải có sự hợp tác PPP để phát huy được vai trò định hướng chiến lược, sự hỗ trợ phát triển của Nhà nước cũng như sự năng động và tiềm năng tài chính của khu vực tư nhân.

Trong 8 tháng năm 2015, lượng khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh đạt khoảng 2,83 triệu lượt, tăng 5% so với cùng kỳ, trong đó số khách thương nhân, lượng khách đến vì công việc chiếm số lượng khá lớn khoảng 60%. Năm 2015, thành phố dự kiến đón 4,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7% so với năm 2014.

Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 có gì đặc sắc?

Có gì hấp dẫn trong lễ hội hoa hướng dương mang phong cách Cowboy lớn nhất năm tại Van Phuc City?

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Tuần lễ Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới và đặc sắc?

Cát Bà chọn đúng nhà đầu tư tâm huyết phát triển du lịch bền vững

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn: Cơ hội ‘vàng’ quảng bá du lịch Việt Nam

Săn đồ cũ trở thành xu hướng du lịch của người Việt năm 2025