Thứ bảy 10/05/2025 21:18

TP. Hồ Chí Minh không được phép để đứt gãy các chuỗi sản xuất, đảm bảo duy trì mục tiêu kép

Đây là một trong những nội dung chính trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về kết quả kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh.

Bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 147/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về kết quả kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 30/5 đến 1/6/2021.

Kết luận nêu rõ, đến thời điểm kiểm tra, TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện 4 chuỗi lây nhiễm, trong đó chuỗi lây nhiễm phức tạp nhất và khó kiểm soát nhất, là điểm nóng nhất trên địa bàn hiện nay, liên quan đến điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo hoạt động tại phường 3, quận Gò Vấp. Trong thời gian 7 ngày (từ 26/5 đến 1/6/2021) ghi nhận trên 200 mắc Covid-19 tại 22/24 quận, huyện và đã lan ra 6 địa phương khác trên cả nước. Với 3 chuỗi lây nhiễm trước đó, TP đã cơ bản khống chế được.Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cơ bản đồng tình với báo cáo, nhận định và kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19; đồng tình với quyết định của thành phố (TP) về thời điểm áp dụng thực hiện Chỉ thị 15, 16 trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nghe báo cáo của các Bộ ngành, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch Covid -19 diễn ra trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và triển khai một số giải pháp cấp bách, ngày 1/6/2021

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh đã hết sức chủ động, xây dựng các phương án cụ thể, thực hiện rất nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ, 3 sẵn sàng, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt không để thiếu các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, đồng thời bảo đảm cung cấp, điều tiết hàng hóa cho các khu lân cận. Yêu cầu, động viên các doanh nghiệp (DN), các hệ thống phân phối (kể cả các chợ đầu mối) bình ổn thị trường.

Ngành Công Thương bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân TP. Hồ Chí Minh trong mọi tình huống dịch bệnh

TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng, ban hành bộ tiêu chí an toàn Covid-19 áp dụng cho nhiều lĩnh vực, trong đó có các khu công nghiệp; đã yêu cầu các doanh nghiệp ký cam kết với chính quyền về bảo đảm an toàn Covid-19, đồng thời cũng sẽ dừng hoạt động với các nơi có nguy cơ cao.

Đối với 3 DN được kiểm tra tại KCX Tân Thuận: là DN có vốn nước ngoài, nên việc nhận thức, triển khai của 3 DN này trong việc thực hiện an toàn lao động, bảo đảm phòng chống dịch tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa đảm bảo tuyệt đối an toàn mà đoàn kiểm tra đã chỉ ra.

Không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, đảm bảo duy trì mục tiêu kép

Liên quan đến công tác phòng chống dịch đối với các khu công nghiệp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - nhấn mạnh, nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh vào KCN là rất lớn, do đó không được phép để đứt gãy các chuỗi sản xuất, nhằm đảm bảo duy trì “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Song song đó, TP cần xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát, đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, cả DN của nhà nước và tư nhân, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, chủ động hỗ trợ DN, đặc biệt các DN có đông công nhân, hoạt động trong môi trường kín, các DN vừa và nhỏ để họ duy trì sản xuất, giữ chân người lao động, bảo đảm thu nhập, công ăn việc làm của người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

Đại diện Công ty MTex Việt Nam ( KCX Tân thuận) báo cáo với Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (bên phải) và đoàn công tác về công tác phòng chống dịch tại doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý, TP. Hồ Chí Minh phải đặt đây là trọng tâm, trọng điểm cao nhất để tập trung chỉ đạo, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong KCN, không để lây nhiễm. Khẩn trương rà soát, thường xuyên cập nhật, bổ sung các bộ tiêu chí an toàn Covid-19, nhất là trong các KCN, khu cách ly, khu vực bị phong tỏa, bảo đảm sát thực tế, dễ kiểm tra, đánh giá, rõ trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu.

Đối với các DN, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các DN trên địa bàn khai báo y tế 100% đối với tất cả những người ra vào khu vực sản xuất, DN; tăng cường tuyên truyền, thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động. Đặc biệt, quản lý chặt công nhân, tạo chuỗi an toàn (từ nơi ở đến nơi làm việc), cần thiết, thực hiện giãn cách tại chỗ, cách ly ở khu công nghiệp, nhà ở của công nhân với khu dân cư bên ngoài…

Ngoài ra, các DN phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khử khuẩn, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt đối với những khu vực dễ lây là khu sản xuất, khu nhà ăn, khu thay đồ, khu vệ sinh, sinh hoạt tập thể, … nếu mất cảnh giác thì vẫn có khả năng lây lan. Đồng thời, khuyến khích các DN phát huy trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với công nhân trong việc huy động tìm nguồn mua và bỏ tiền chi phí tiêm vắc xin cho công nhân, cũng chính là để đảm bảo an toàn nguồn nhân lực sản xuất ổn định cho DN. “Nhà nước, Chính phủ sẵn sàng tạo cơ chế, chính sách để DN thực hiện” - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định

Trong thông báo kết luận, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, rà soát lại các đối tượng ưu tiên tiêm phòng vắc xin cho phù hợp với tình hình mới, bổ sung đối tượng tiêm vắc xin theo nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19. Đặc biệt là bổ sung đối tượng công nhân lao động trong các KCN, KCX, khu công nghệ cao, các công ty, nhà máy, xí nghiệp … có quy mô sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đông công nhân…

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Thanh Minh

Tin cùng chuyên mục

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa