Thứ hai 25/11/2024 12:48

TP. Hồ Chí Minh: Chọn sản phẩm chủ lực là cốt lõi để phát triển ngành cơ khí

TP. Hồ Chí Minh đã lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực là cốt lõi để phát triển ngành cơ khí - tự động hóa trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Tại hội thảo “Định hướng phát triển ngành cơ khí - tự động hóa tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030” do Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 18/4 mới đây, ý kiến lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực là cốt lõi để phát triển ngành cơ khí - tự động hóa trong thời gian tới được nhiều đại biểu đồng tình.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngành cơ khí là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu được TP. Hồ Chí Minh khuyến khích phát triển. Thời gian qua ngành đã có những đóng góp quan trọng cho công nghiệp thành phố, chiếm khoảng 19% giá trị sản xuất, đóng góp 17% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp. Trước những tác động mạnh mẽ của làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ 4, doanh nghiệp cơ khó đang phải đối mặt với không ít thách thức trong việc cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, chất lượng cơ sở hạ tầng… để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt nhiệm vụ xây dựng Chiến lược phát triển ngành cơ khí - tự động hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đang phối hợp cùng Trường Đại học Bách khoa tổ chức xây dựng chiến lược theo đề cương đã được phê duyệt.

Từ nay đến 2030, TP Hồ Chí Minh xác định lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực là cốt lõi để phát triển ngành cơ khí - tự động hóa

Hiện hai đơn vị đang thực hiện đánh giá thực trạng, tiềm năng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển ngành cơ khí - tự động hóa của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó làm cơ sở xác định các sản phẩm chủ lực và công nghệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với xu thế của thế giới.

TS Bùi Thanh Luân, Hội tự động hóa TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện trong lĩnh vực tự động hóa thế giới đang có những xu hướng như làm cho nhà máy thông minh hơn, quản lý sản xuất, xử lý các tình huống sản xuất nhanh hơn, kịp thời hơn. Cùng với đó sản xuất ngày càng được nâng cao, giá thành giảm, giảm nhân công, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm tối đa sản phẩm lỗi, cung cấp sản phẩm nhanh. Đặc biệt là công nghệ xanh hơn, sạch hơn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, ông Luân đánh giá, ngành tự động hóa cũng phát triển theo đà thế giới nhưng tốc độ rất chậm, các công ty làm việc riêng lẻ, manh mún, chưa có công ty lớn dẫn đầu nhận các dự án lớn để kéo các công ty nhỏ phụ trợ theo. Các chính sách của Nhà nước cũng chưa thật sự đi vào thực tế. Các công ty Nhà nước thì hoạt động chưa hiệu quả, các công ty tư nhân thì chưa đủ tiềm lực và uy tín có thể nhận các công trình lớn.

Ông Đoàn Võ Khang Duy, Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí - điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) cho rằng, để phát triển ngành cơ khí - tự động hóa, việc xác định nhóm sản phẩm chủ lực là một nội dung tối quan trọng, mang tính nền tảng cho các hoạt động chiến lược thúc đẩy phát triển cho ngành.

Chính vì thế, ông Duy đề xuất một số tiêu chí đánh giá, lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực trong ngắn hạn như: sản phẩm xanh, quy trình sản xuất xanh, hợp chuẩn, hợp quy; sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng ở mức cao; sản phẩm có hàm lượng nội địa hóa cao. Bên cạnh đó là các tiêu chí: sẵn sàng và tiềm năng về chuỗi cung ứng; sẵn sàng và tiềm năng về công nghệ, kỹ thuật; tính liên kết cao trong sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dễ đạt chuẩn, dễ công bố tiêu chuẩn; chủ thể thuần Việt.

Về tầm nhìn đến năm 20230, ông Duy cũng đề xuất các tiêu chí gồm: sản phẩm và công nghệ cơ khí tự động hóa - kết nối thông minh trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, giao thông vận tải, robot; sản phẩm và công nghệ chuyên về động cơ và động lực thế hệ mới, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Cụ thể là các sản phẩm như động cơ điện, xe điện, máy móc hoạt động bằng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó là sản phẩm và công nghệ vật liệu nền tảng như kim loại, phi kim loại đặc chủng, vật liệu tổng hợp mới.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn