Thứ hai 25/11/2024 10:28

TP. Hồ Chí Minh: Bước tiến dài sau 47 năm thống nhất đất nước

Sau ngày giải phóng 30/4, TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn để rồi từng bước chuyển mình mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững, khẳng định vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Vượt qua thách thức

Theo ghi chép của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, vào những năm đầu sau giải phóng, tình hình kinh tế của thành phố rất khó khăn, hoạt động sản xuất suy kiệt, nguyên nhiên vật liệu thiếu hụt, dịch vụ xuống dốc, giá cả thị trường tăng liên tục… Song với việc bám sát thực tiễn, năng động, dám làm, dám chịu và trách nhiệm của lãnh đạo thành phố, cũng như sự hỗ trợ của Trung ương, chỉ vài năm sau thành phố đã vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thách thức. Theo đó, từ mức tăng trưởng 2,18%/năm của giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân của TP. Hồ Chí Minh trong thời kỳ 1980 - 1985 đạt 8,17%/năm; thu ngân sách thành phố năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.

Hạ tầng đô thị TP. Hồ Chí Minh ngày càng hoàn thiện theo hướng hiện đại hơn

Trong giai đoạn từ 1991 - 1995, kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh, từ 9,8% năm 1991 lên 15,3% năm 1995. Thời kỳ 1996 - 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, tốc độ tăng trưởng GDP có giảm sút nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước (9,0%).

Bước vào thế kỷ 21, tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố tăng liên tục trong 6 năm liền, từ mức 9,5% năm 2001 lên 11,6% năm 2004, 12,2% năm 2006 và 12,6% năm 2007. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2008 - 2010, khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì TP. Hồ Chí Minh là "đầu tàu" kéo cả nước từng bước vượt qua khó khăn, duy trì lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Từ năm 2011 đến nay, TP. Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ từ 9 - 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống vật chất của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. So sánh cả về con số tuyệt đối và tương đối, quy mô kinh tế, tiềm lực và sự đóng góp của thành phố cho cả nước ngày càng lớn. Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước, 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia. Đặc biệt, trong hơn 2 năm qua dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhưng bước vào giai đoạn bình thường mới với những quyết sách kịp thời, đúng đắn đã giúp kinh tế thành phố từng bước phục hồi rõ rệt. Theo đó, từ mức âm sâu của năm 2021 thì trong quý I/2022 kinh tế thành phố ghi nhận mức tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP đạt 1,88%.

Phát huy vị thế dẫn đầu

Nhìn vào chặng đường phát triển của kinh tế thành phố trong suốt chiều dài 47 năm qua, PGS Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Thành phố đã có những bước tiến dài và hội tụ đầy đủ những kinh nghiệm cùng bài học sâu sắc về đột phá, đổi mới sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước. Chính sự năng động cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm của các cấp lãnh đạo thành phố, tháng 11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển cho TP. Hồ Chí Minh trong thời gian 5 năm.

Thương mại - dịch vụ của thành phố phục hồi tích cực sau đại dịch

Với 18 nội dung thuộc 5 lĩnh vực (quản lý đất đai, quản lý đầu tư, quản lý tài chính - ngân sách, cơ chế phân cấp ủy quyền và chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức), Nghị quyết 54 được đánh giá là động lực mới để thành phố giải phóng mọi tiềm năng, tháo gỡ các điểm nghẽn, giải quyết các thách thức trong bối cảnh sự vượt trội của thành phố so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại. Tới nay, sau 5 năm thực thi, Nghị quyết 54 đã góp phần tạo cơ chế, chính sách để thành phố mạnh dạn đưa ra những quyết sách mới, góp phần đưa thành phố phát triển hơn. Trong đó có thể kể tới như việc đưa ra chính sách để đưa thành phố trở thành đô thị sáng tạo hay thành lập TP. Thủ Đức - mô hình "thành phố trong thành phố" đầu tiên của cả nước…

Cũng nhờ được giao quyền tự chủ trong nhiều lĩnh vực mà trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua khi phải đối mặt với khó khăn chưa có tiền lệ nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, từng bước vượt qua. Tới nay, sau hơn 6 tháng trở lại bình thường mới, TP. Hồ Chí Minh đã dành lại vị trí số 1 cả nước về xuất khẩu với kim ngạch trên 11,8 tỷ USD trong quý I/2022, tăng 3,5% so với cùng kỳ. Các hoạt động khác như thương mại, dịch vụ, du lịch của thành phố cũng đang trong giai đoạn phục hồi.

Những nỗ lực phục hồi kinh tế của thành phố đã và đang thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự tin tưởng và giúp họ yên tâm đầu tư. Theo đó, trong quý I/2022, bất chấp những ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine cũng như dịch bệnh chưa thực sự được kiểm soát trên thế giới song vốn đầu tư nước ngoài "đổ" vào TP. Hồ Chí Minh vẫn đạt hơn 406 triệu USD. Chia sẻ về kế hoạch đầu tư sắp tới của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào thành phố, ông Alex Tatsis - Trưởng phòng Kinh tế - Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung vẫn quan tâm đến đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh, trong đó có lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng có kế hoạch xây dựng trụ sở chính của Đại học Fulbright tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn.

Hành trang sau 47 năm của TP. Hồ Chí Minh là những trang sử hào hùng, những kinh nghiệm và bài học sâu sắc về tìm tòi, thử nghiệm mô hình mới, đề ra những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo quy luật của nền kinh tế hàng hóa thị trường.
Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%