TP. Hồ Chí Minh: Bước chuyển mình mạnh mẽ sau 45 năm

45 năm sau ngày giải phóng (30/4/1975 - 30/4/2020), TP. Hồ Chí Minh đã có những bước tiến dài, trở thành một trong những đô thị năng động bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Từ những ngày đầu gian khó…

Theo tài liệu của TP. Hồ Chí Minh qua các thời kỳ ghi chép lại, những năm đầu sau giải phóng, Sài Gòn xưa đã trải qua những ngày tháng vô cùng khó khăn. Trong ký ức của nhiều người dân Sài Gòn sống từ sau giải phóng đến giờ vẫn còn in đậm tình hình khó khăn ngày đó khi kinh tế sa sút, dự trữ nguyên liệu cạn kiệt, sản xuất - dịch vụ xuống dốc; giá cả thị trường tăng liên tục và người dân Sài Gòn phải ăn độn bo bo, khoai, sắn…

Những năm sau đó, Đảng bộ thành phố đã quán triệt, vận dụng, thực hiện sáng tạo đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng, bám sát thực tiễn, luôn tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn thử nghiệm nhiều cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường. Cụ thể là xóa bao cấp, khoán sản phẩm trong nông nghiệp, trong đánh bắt cá ngoài biển, cải tạo công, thương nghiệp…

tp ho chi minh buoc tien dai sau 45 nam
TP. Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước

Nhờ kiên trì bám sát thực tiễn, năng động, dám làm, dám chịu trách nhiệm và được Trung ương hỗ trợ, thành phố đã vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, hình thành quan hệ sản xuất mới, ổn định và có những bứt phá thần tốc. Từ mức tăng trưởng 2,18%/ năm của giai đoạn 1976 - 1980, tốc độ tăng trưởng bình quân của TP. Hồ Chí Minh thời kỳ 1980 - 1985 đạt 8,17%/năm; thu ngân sách địa phương năm 1985 gấp 43 lần năm 1980.

Đặc biệt, theo giới chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 2008-2010, trong khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì lúc đó TP. Hồ Chí Minh chính là “đầu tàu” kéo cả nước từng bước vượt qua khó khăn, duy trì lại tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và từ năm 2011 đến nay, thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ từ 9 - 10%/năm, gấp 1,6 lần mức bình quân chung của cả nước. Ðến nay, thành phố đã đóng góp khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp, 1/5 kim ngạch xuất khẩu và 1/5 quy mô kinh tế của cả nước, 30% trong tổng thu ngân sách quốc gia.

Nhận định về sự bứt phá thần tốc, sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh kể từ sau giải phóng tới nay, Chuyên gia tài chính - TS. Nguyễn Trí Hiếu - cho biết, lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đã “dám nghĩ, dám làm”, dứt khoát với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp để tiến hành đổi mới, đưa thành phố bước vào thời kỳ lịch sử mới.

“So với những ngày đầu sau giải phóng, phải nói bây giờ diện mạo TP. Hồ Chí Minh ngày càng hiện đại, nhiều khu đô thị mới được quy hoạch, đầu tư xây dựng đồng bộ, quy mô không thua kém gì các đô thị lớn trên thế giới như khu Phú Mỹ Hưng, khu Thủ Thiêm… khu vực trung tâm thành phố cũng có những tòa nhà chọc trời như Bitexco, Lanmart 81… rực rỡ ánh sáng lấp lánh sông Sài Gòn khi thành phố lên đèn. Bên cạnh đó, thành phố cũng là trung tâm tài chính lớn của cả nước với rất nhiều tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư hoạt động; thành phố còn là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với con số ấn tượng trong suốt nhiều năm qua. Đây là thành quả ấn tượng của một chính quyền năng động, sáng tạo” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.

Với những thành quả to lớn này, ngày 24/11/2017, Quốc hội đã chính thức ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Đây được coi là quyết sách đột phá để thành phố phát triển nhanh, bền vững hơn. Tới nay, đã hơn 2 năm kể từ khi phát triển theo cơ chế đặc thù, kinh tế thành phố có những đột phá mới.

tp ho chi minh buoc tien dai sau 45 nam
Sôi động hoạt động xuất nhập khẩu

… Đến một thành phố năng động

Báo cáo với Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương để triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đã cho biết: Năm 2019, tổng sản phẩm của thành phố đạt hơn 1,34 triệu tỷ đồng, tăng 8,32%, tổng vốn đầu tư xã hội ước đạt 35% so với GRDP, thu hút FDI đạt 8,3 tỷ USD. Những con số này đã cho thấy Nghị quyết 54 từng bước đi vào thực tiễn, giúp lãnh đạo địa phương có những quyết sách tự chủ, kịp thời và phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Những tháng đầu năm 2020, tình hình KTXH thành phố diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giá dầu thô giảm mạnh cùng với biến đổi khí hậu đã khiến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trên thế giới giảm mạnh, chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu sản xuất bị gián đoạn. Trong nước, ngành du lịch gặp khó khăn do dịch bệnh, ngành chăn nuôi chưa kịp hồi phục sau bệnh dịch tả lợn châu Phi lại đối phó với nguy cơ nhiễm dịch cúm khác.

Àûáng trûúác nhûäng khó khăn, thách thức này, Thành ủy và UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương vừa tập trung phòng, chống dịch, vừa phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP của Chính phủ. Lãnh đạo thành phố cũng kịp thời đề ra những quyết sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN), kiến nghị Chính phủ miễn, giảm thuế, nhanh chóng đưa các gói tín dụng hỗ trợ từ Chính phủ tới cộng đồng DN. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền thành phố và sự chung tay đồng lòng của cộng đồng DN, nhân dân, GRDP quý I/2020 ước đạt 335.682 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 10 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Giai đoạn tới, để thành phố tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn nữa; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; huy động mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phấn đấu xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại nghĩa tình; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á, xứng đáng là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động