Thứ ba 17/12/2024 01:38

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Mở cửa tối thứ 2 đến thứ 6, quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho (16A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người.

“Bạn chưa ăn tối, mà trong túi còn ít tiền! Đừng lo, mời bạn đến với Nhà thờ Mạc Ty Nho dùng tô mì 0 đồng nhé!”, đó là những dòng chữ bảng hiệu rất ấm áp, gần gũi của Giáo xứ Mạc Ty Nho (số 16A Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) khiến cho nhiều người qua đường chú ý.

Theo đó, quán mì 0 đồng ra đời xuất phát từ ý tưởng khi tình cờ một buổi tối, cha xứ Nguyễn Hoàng Lê Nguyên - chánh xứ ở nhà thờ Mạc Ty Nho bắt gặp hình ảnh một người đàn ông gương mặt khắc khổ, cầm hộp cơm đã nguội lạnh, ngồi ăn một cách mệt mỏi trước cổng nhà thờ, nên chợt nghĩ: Tại sao mình không giúp những người tương tự có một bữa ăn nóng sốt? Kể từ đó, quán mì 0 đồng đã ra đời.

Đến nay, quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho đã hoạt động được hơn 1 năm. Quán mở cửa từ từ 20h - 21h30 thứ Hai - thứ Sáu hàng tuần. Quán không phân biệt bất kỳ ai, ai tới ăn cũng được. Thực đơn ăn kèm với mì sẽ thay đổi, mỗi tuần có gà, bò viên, chả… Ngoài ra, vào buổi sáng, nhà thờ cũng bán bánh mì thịt với giá 2.000 đồng/ổ cho học sinh, sinh viên.

Quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho đã hoạt động được hơn 1 năm. Quán mở cửa từ từ 20h - 21h30 thứ Hai - thứ Sáu hàng tuần. Ảnh Kỳ Duyên

Theo chia sẻ của một giáo dân, những ngày đầu quán hoạt động (tháng 10/2023), mỗi tối chỉ có khoảng 30 - 50 người ghé ăn. Rồi câu chuyện quán mì 0 đồng được mọi người truyền tai nhau, dần dần suất ăn được tăng lên thành 200 tô/ngày. Có những hôm, nhiều vị khách đến trễ, cha xứ vẫn vui vẻ phục vụ.

Những "nhân viên" tại quán mì 0 đồng đa phần là giáo dân, tự nguyện đến phụ giúp cho quán. Ban đầu, đối tượng phục vụ của nơi đây là những người bán vé số, khuyết tật và các bạn học sinh, sinh viên ở khu vực lân cận. Giờ thì đủ người từ mọi ngành nghề ghé lại ăn. Ở đây, không cần quan tâm đến danh xưng hay nghề nghiệp, mọi người hội ngộ bên nhau để cùng thưởng thức tô mì ấm áp.

Quán có một điều đặc biệt nữa là thực khách ăn tự phục vụ, họ sẽ đến chọn món rồi tự bưng tô đi nhờ "nhân viên" múc nước sôi, rồi lại tự bưng tô ra bàn ngồi. Ăn xong, khách cũng tự giác dọn dẹp bát đũa.

Một phần ăn sẽ gồm một gói mì tự chọn và 3 món ăn kèm gồm chả lụa, đậu hũ, gà xé và cá viên, ăn cùng với rau, giá, hành.

“Em là một thực khách quen thuộc tại đây, mỗi tối em thường ra quán mì 0 đồng để ăn. Việc này giúp em tiết kiệm được tiền ăn tối, giúp em có thể bớt gánh nặng sinh hoạt hàng tháng”, bạn Mai Duyên - sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chia sẻ.

Anh Nguyễn Xuân Hoàng, tài xế xe ôm công nghệ, cũng cho biết, quán mì 0 đồng không những giúp anh có thêm bữa ăn miễn phí, mà nhiều người tại đây nói chuyện rất thân tình khiến anh thấy đây cũng là một nơi để chia sẻ nhiều câu chuyện trong cuộc sống.

Câu chuyện quán mì 0 đồng được mọi người truyền tai nhau, dần dần suất ăn được tăng lên thành 200 tô/ngày. Ảnh: Nhật Vũ

Theo ghi nhận của phóng viên, không gian phía bên trong rộng rãi, xếp được nhiều bàn lớn, lúc nào cũng đầy ắp người ra vào. Thực khách ở đây đủ mọi độ tuổi, từ sinh viên cho đến những người lao động lớn tuổi. Một phần ăn sẽ gồm một gói mì tự chọn và 3 món ăn kèm gồm chả lụa, đậu hũ, gà xé và cá viên, ăn cùng với rau, giá, hành. Các nguyên liệu đều được chuẩn bị rất tỉ mỉ, sạch sẽ.

Tại quán, sẽ có một giáo dân đứng ra phụ trách việc nấu bếp, đi chợ. Đặc biệt, dù là phục vụ miễn phí, nhưng những thực phẩm tại đây luôn được chú trọng đến khâu an toàn, nguyên liệu là các đồ tươi và đảm bảo chất lượng. Quán mì 0 đồng tại Nhà thờ Mạc Ty Nho hiện là địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân lao động, trẻ em, những người khó khăn, truyền tải thông điệp về sự quan tâm, chia sẻ và tình đoàn kết trong cộng đồng.

Linh Vũ
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Gia đình thương binh ở Bình Phước có gần 70 lần hiến máu nhân đạo

Hà Nội tặng danh hiệu ‘Người tốt-việc tốt’ cho 25 cá nhân: Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Gia Lai: Cô giáo trẻ ‘truyền lửa’ học tiếng Anh cho học sinh dân tộc thiểu số

TokyoLife: Viết nên câu chuyện hy vọng, trao quyền bình đẳng cho người khuyết tật

PC Gia Lai hiến máu nhân đạo, hành trình truyền lửa cho thế hệ sau

Gia Lai: Những 'tấm lòng vàng' của thầy cô với học sinh nghèo nơi biên giới

Người phụ nữ dân tộc Tày với mong ước đưa thảo dược vùng quê ra thị trường

Tấm lòng vàng của người phụ nữ đất Cảng Nguyễn Thị Hương

Đại úy Quân đội trên hành trình 'gieo chữ' nơi vùng cao

Hai chiến sĩ công an giải cứu thành công cháu bé sắp rơi từ tầng 4 ở Đắk Nông

Gia Lai: Thầy giáo làng và hành trình gieo hy vọng, ươm mầm tri thức cho trò nghèo

Những người ‘‘lính áo cam’’ Quảng Trị: Đều đặn 10 năm tham gia hiến máu tại Tuần lễ hồng EVN

Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo

Tuyên Quang: Công an kịp thời hỗ trợ 2 bé trai đói lả do đi lạc gần 300km

Từ "cỏ cây hoa lá" giúp hàng nghìn chị em phụ nữ khởi nghiệp

Quỹ Tấm lòng Việt: ''Viết tiếp ước mơ đến trường'' của nhiều học sinh nghèo vượt khó

Hải Phòng: Nữ sinh Lê Thảo Vy vượt qua nỗi đau dioxin và giấc mơ lo cho gia đình

Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Gia Lai: Hỗ trợ cô giáo nghèo vượt qua gia cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống