TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ

42 năm qua, Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã giữ vững ổn định chính trị, khôi phục và hội nhập kinh tế sâu rộng, từng bước khẳng định vị trí “đầu tàu” của cả nước.
TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ

Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định

Mặc dù chỉ chiếm 0,63% diện tích và 8,8% dân số cả nước nhưng 42 năm qua, kinh tế của TP. Hồ Chí Minh luôn giữ mức tăng trưởng ổn định với quy mô ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Quy mô kinh tế của thành phố chiếm hơn 1/5 quy mô kinh tế của cả nước, đóng góp trên 30% nguồn thu ngân sách quốc gia.

Nhiều năm liền, kinh tế của thành phố duy trì tốc độ bình quân từ 10 - 12%/năm, cao hơn 1,5 lần so với cả nước. Đặc biệt, giai đoạn 2011- 2015, kinh tế thành phố tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 9,6%/năm, gấp 1,63 lần so với cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, góp phần cùng cả nước kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong (bên phải) trao Giấy chứng nhận tăng vốn đầu tư cho đại diện Tập đoàn Samsung

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng: Để thành phố phát triển hơn nữa, cần đồng thuận cao của người dân, sự bứt phá, dám nghĩ, dám làm của cộng đồng DN, nhưng quan trọng hơn, thành phố cần cơ chế tự chủ để hoạch định nhiều chiến lược về kinh tế mang tính lâu dài.

Quý I/2017, kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục có sự tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 với các nhân tố đầu vào của sản xuất có chuyển biến. Các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp đều đạt những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 235.932 tỷ đồng, tăng 7,46% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 227.541 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 6,02% so với cùng kỳ, trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) tiếp tục chủ động mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ước tăng 8,97% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành.

Đến nay, TP. Hồ Chí Minh có trên 140.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, chiếm 1/3 số lượng đang hoạt động của cả nước và hơn 250.000 hộ kinh doanh cá thể. Thành phố đã xây dựng được đội ngũ doanh nhân, DN đông đảo, chất lượng, phát triển mạnh về mọi mặt, đóng góp cho đất nước về nhiều mặt. Trong năm 2017, để hỗ trợ DN phát triển, thành phố bố trí gói đầu tư 1.000 tỷ đồng từ ngân sách hỗ trợ khởi nghiệp và hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện chuyển sang thành lập DN; bố trí gói đầu tư 2.000 tỷ đồng từ ngân sách cho chương trình kích cầu đầu tư để hỗ trợ và khuyến khích DN đổi mới thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ.

Thành phố cũng dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những địa phương làm tốt việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI). Vốn FDI đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh đã đạt trên 40,99 tỷ USD với 6.485 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực. Thành phố hiện có 3 khu chế xuất và 13 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 3.748 ha...

Với những thành tựu đạt được, TP. Hồ Chí Minh đã và đang góp phần thúc đẩy Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước phát triển.

Chú trọng phát triển hạ tầng

Những năm qua, phát triển đô thị ở TP. Hồ Chí Minh được đặc biệt quan tâm, đạt nhiều kết quả tích cực. Các Khu đô thị mới xuất hiện ngày càng văn minh, hiện đại như Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Tây Bắc... Quản lý đô thị từng bước đi vào nền nếp, đúng quy hoạch, hài hòa với không gian, khang trang, hiện đại.

TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ
Cơ cấu kinh tế TP. Hồ Chí Minh chuyển dịch đúng định hướng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Đến nay, thành phố đã hoàn thành quy hoạch xây dựng 24 quận, huyện. Bên cạnh đó, một trong những điểm sáng, mang tính đột phá trong phát triển đô thị của thành phố là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Đến nay, đường Nguyễn Văn Linh, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn 2, đường Võ Văn Kiệt... và nhiều tuyến đường khác đã được đầu tư xây dựng và bước đầu khai thác hiệu quả. Thêm nữa, thành phố cũng đã đầu tư cải tạo hệ thống kênh rạch trên địa bàn và đạt nhiều kết quả tốt, đặc biệt là Dự án vệ sinh môi trường nước thành phố khu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Bến Nghé - Tàu Hũ - kênh Đôi - kênh Tẻ (giai đoạn 1)... đã góp phần cải tạo môi tường, tạo cảnh quan môi trường xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, an toàn hơn.

Để đưa TP. Hồ Chí Minh trở thành đô thị hiện đại, văn minh, các cấp chính quyền đang xây dựng đề án đô thị thông minh. Theo đó, áp dụng công nghệ thông minh để giải quyết những vấn đề cụ thể mà một đô thị lớn đang gặp phải đó là hạ tầng giao thông quá tải, chống ngập nước, kẹt xe, xử lý rác thải, ô nhiễm môi trường...

TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ

Song song với phát triển kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố ngày càng được cải thiện và không ngừng nâng cao. Các hoạt động văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư, chất lượng phục vụ tốt. Công tác chăm sóc sức khỏe có nhiều tiến bộ. Các chương trình xây dựng nông thôn mới được lồng ghép với các chương trình an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo... đạt kết quả đáng khích lệ. Đến nay, thành phố đã hoàn thành chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 3 (2011 - 2015) trước 2 năm so với kế hoạch. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, đền ơn đáp nghĩa thực hiện tốt, mang đậm nét đẹp văn hóa nhân văn Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Bước vào giai đoạn phát triển mới, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục theo đuổi mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, trọng tâm là phát triển kinh tế tri thức, tăng trưởng xanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, sử dụng toàn diện và hiệu quả các nguồn lực, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Bầu không khí đổi mới trong hoạt động kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đang được thể hiện rõ từ chủ trương đến hành động. Công chức chính quyền xem DN và người dân là đối tượng để phục vụ. Những vấn đề như phân cấp, ủy quyền, làm rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý cho đến vấn đề “sát sườn” với đời sống như trật tự đường phố, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, chính quyền điện tử… đang được “kích hoạt” từ công sở đến các khu phố…

Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh đang nỗ lực thực hiện xây dựng thành phố thông minh, năng động, hiện đại với khả năng kết nối sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực và quốc tế, cạnh tranh được với các thành phố lớn của châu Á; là điểm nhấn về thu hút đầu tư và khởi nghiệp; phát huy vai trò trung tâm nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy hợp tác, liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đáng chú ý, UBND TP. Hồ Chí Minh đã đề ra 19 chỉ tiêu, 10 giải pháp mang tính đột phá và quyết tâm thực hiện, nhằm hiện thực hóa mục tiêu GRDP năm 2017 đạt hơn 1,030 triệu tỷ đồng, tăng 8,4% so với năm 2016.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, trong 19 chỉ tiêu đề ra, có 5 chỉ tiêu về kinh tế và phải tập trung đạt GRDP từ 8,4 - 8,7%; tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP từ 36% trở lên; tổng vốn đầu tư xã hội đạt 35% GRDP; thành lập mới 50.000 DN; thu ngân sách đạt 100% dự toán.

TP. Hồ Chí Minh: 42 năm đổi thay diệu kỳ

Theo Chủ tịch Nguyễn Thành Phong, năm nay, thành phố phấn đấu đạt Top 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và tạo điều kiện để nâng mức sống của người dân ngày càng cao. Thành phố sẽ làm hết mình để khuyến khích cộng đồng DN tập trung nâng cao năng suất chất lượng, cải thiện môi trường kinh doanh; khuyến khích khởi nghiệp, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, xây dựng nền hành chính hiệu quả, chủ động hội nhập quốc tế.

Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh Phạm Thành Kiên cho biết, để trở thành “đầu tàu” kinh tế của cả nước và tiến tới là trung tâm kinh tế mang tầm khu vực, chính quyền thành phố đang nỗ lực tập trung tái cấu trúc kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, phấn đấu đến hết năm 2017 sẽ có thêm 50.000 DN mới. Về lâu dài, thành phố đặt trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở rà soát quy hoạch, phát triển ngành, sản phẩm đặc thù mang giá trị kinh tế cao, coi dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng để làm đầu mối trung chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa cho cả nước và quốc tế. Đặc biệt, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế tạo, chế biến công nghệ cao; phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao và công nghệ sinh học.

Hoạt động kinh tế của TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tăng trưởng, năng lực cạnh tranh được nâng cao, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo đúng mục tiêu đã hoạch định.
Trần Thế - Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh: Quảng Trị chỉ đạo khẩn về công tác bàn giao mặt bằng

Tỉnh Quảng Trị đã có văn bản chỉ đạo hoả tốc về việc khẩn trương hoàn thành bàn giao mặt bằng tuyến chính thuộc dự án cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh.
Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động