Thứ ba 26/11/2024 07:46

TP Hải Phòng: Ra mắt Công trình thanh niên “Chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử - văn hóa”

Ngày 30/01, Thành đoàn TP Hải Phòng đã tổ chức Lễ ra mắt Công trình thanh niên “Chuyển đổi số trong quảng bá Di tích lịch sử - văn hóa”.

Lễ ra mắt được tổ chức tại Di tích lịch sử văn hoá Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An) và Di tích lịch sử chùa Đại Vĩnh (xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy).

Chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác bảo tồn di tích, di sản sẽ là cầu nối đưa các Di tích lịch sử - văn hóa đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng bá hình ảnh TP Hải Phòng.

Lễ ra mắt Công trình thanh niên “Chuyển đổi số trong quảng bá Di tích lịch sử - văn hóa” tại Di tích lịch sử văn hoá Từ Lương Xâm, quận Hải An (Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng)

Cũng trong dịp này, Thành đoàn Hải Phòng đã cắt băng Khánh thành việc gắn mã QR giới thiệu giá trị lịch sử - văn hóa tại Di tích lịch sử văn hoá Từ Lương Xâm và Di tích lịch sử chùa Đại Vĩnh. Đồng thời, các quận, huyện Đoàn cũng đồng loạt gắn mã QR tại 12 Di tích lịch sử - văn hóa khác, gồm: Căng Máy Chai (quận Ngô Quyền), Bưu điện thành phố (quận Hồng Bàng), Chùa Phổ Chiếu (quận Lê Chân), Đền Vọng Hải (quận Dương Kinh), Đình Quy Tức (quận Kiến An), Chùa Hạ Trang và Đình Đại Trang (huyện An Lão), Đình Thượng (huyện Thủy Nguyên), Đình Nghĩa Lộ (huyện Cát Hải), Đền Tạ Ngoại (huyện Vĩnh Bảo), Đình Vật Cách thượng (huyện An Dương) và Chùa Minh Thị (huyện Tiên Lãng).

Công trình thanh niên“Chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử - văn hóa” được triển khai qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Đoàn Thanh niên các Quận, Huyện phối hợp với Phòng Văn hóa cùng cấp xây dựng nội dung thông tin, hình ảnh tuyên truyền về các địa chỉ đăng tải trên chuyên mục “Hai Phong Destination” thuộc website Thành đoàn Hải Phòng. Giai đoạn 2, 3: triển khai lắp đặt QR Code tại 378 điểm di tích lịch sử cấp thành phố hoàn thành trước ngày 30/4 - 1/5/2025.

Các đại biểu quét mã QR đọc giới thiệu Di tích tại chùa Đại Vĩnh (Ảnh: Cổng TTĐT Hải Phòng)

Công trình nhằm truyền tải thông tin tuyên truyền, giới thiệu về các địa chỉ đỏ, di tích có giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố thông qua việc lắp đặt mã phản hồi nhanh (Quick response hay viết tắt là QR Code), các hình ảnh, nội dung đều được phiên dịch song ngữ Việt - Anh.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công