Thứ hai 30/12/2024 03:01

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Pakistan

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Chức năng và nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Pakistan

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan (kiêm nhiệm Afghanistan) có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Pakistan là thị trường tiềm năng tại khu vực Nam Á, với dân số gần 230 triệu người, đang có nhu cầu cao trong hợp tác giao thương với các nước ASEAN, nhất là Việt Nam.

Cơ hội giao thương lớn giữa hai nước Việt Nam - Pakistan. Ảnh minh họa

Việt Nam - Pakistan đã ký Hiệp định Thương mại giữa hai nước vào ngày 3/5/2001. Mục đích của Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Pakistan là mở rộng và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại trên cơ sở hai nước cùng có lợi.

Trong khuôn khổ pháp luật, những quy định hiện hành của mỗi nước, Việt Nam và Pakistan sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tạo thuận lợi, đa dạng hóa thương mại giữa hai nước.

Hai nước sẽ khuyến khích doanh nghiệp, các tổ chức liên quan của mỗi nước tìm kiếm khả năng hợp tác ngắn hạn, dài hạn và trong các trường hợp thích hợp sẽ ký hợp đồng cụ thể.

Việt Nam sở hữu thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân, đồng thời có mối quan hệ hợp tác thương mại kinh tế với thị trường ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cũng như hợp tác tổ chức các hội thảo, hội chợ trưng bày sản phẩm hai nước để quảng bá sản phẩm sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp.

Với vị trí chiến lược cùng thị trường gần 230 triệu dân, đồng thời có mối quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu, các doanh nghiệp Pakistan mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam.

Cơ hội giao thương Việt Nam - Pakistan

Pakistan có thế mạnh trong xuất khẩu dụng cụ phẫu thuật, lương thực, hải sản, công nghệ thông tin, sản phẩm da và thuốc chữa bệnh. Cơ hội xuất khẩu các sản phẩm này sang Việt Nam là rất hấp dẫn.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu cao với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ các mặt hàng nông sản truyền thống như: Chè, hạt tiêu, hạt điều, philê cá tra... đến các mặt hàng tiêu dùng (quần áo, giầy dép) hay các mặt hàng mới có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao (điện thoại di động, máy giặt, máy in…).

Quế là một trong những mặt hàng Pakistan nhập khẩu khá cao. Ảnh minh họa

Đáng nói, quế là một trong những mặt hàng quốc gia này nhập khẩu khá cao. Năm 2022, Pakistan nhập khẩu khoảng 7.000 tấn, trị giá hơn 15 triệu USD. Đất nước Nam Á này đã nhập khẩu quế chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới hơn 95%. Đứng thứ hai là Việt Nam nhưng thị phần chỉ được hơn 4%. Xuất khẩu quế từ Việt Nam sang Pakistan đã tăng hơn 250% trong năm 2022 so với năm 2021, đạt 310 tấn trị giá 0,665 triệu USD.

Pakistan nhập khẩu quế chủ yếu để dùng làm gia vị nên ưa chuộng loại quế vỏ mỏng, giá rẻ, hàm lượng tinh dầu thấp. Thuế nhập khẩu quế vào Pakistan là 3% đối với quế thô và 11% đối với quế đã qua chế biến. Tuy nhiên, quế nhập khẩu vào Pakistan phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận Halal. Quế đã qua chế biến phải có thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong năm 2023, kim ngạch thương mại 2 nước đã đạt gần 700 triệu USD. Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan đạt 386 triệu USD chủ yếu là các mặt hàng:chè, hạt tiêu, xơ sợi dệt các loại, sắt thép, cao su, các sản phẩm điện tử, điện thoại di động.

Chiều ngược lại, Pakistan đã xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 300 triệu USD, chủ yếu là các mặt hàng như: Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, dược phẩm, bông, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt may da giầy.

Đánh giá của cơ quan chức năng, dư địa xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pakistan còn rất lớn, bởi quốc gia này có nhu cầu nhập khẩu cao với nhiều mặt hàng nông sản truyền thống của Việt Nam. Một thuận lợi khác cho nhà cung ứng Việt bởi Pakistan là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về chất lượng, không có các quy định quá phức tạp về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn về lao động...

Song để hợp tác thương mại song phương Việt Nam - Pakistan tăng trưởng tích cực hơn nữa, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan khuyến nghị, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phát triển sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng; thận trọng xác minh thông tin khách hàng để tránh rủi ro thương mại. Doanh nghiệp nên tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia chương trình xúc tiến thương mại, dự hội chợ, triển lãm quốc tế; tham gia vào các diễn đàn doanh nghiệp, buổi giao thương trực tiếp hay qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại.

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan (kiêm nhiệm Afghanistan)

Plot No.7-B/II, 11th South Street, Phase-II (Ext.). Defence Housing Authority, Karachi, Pakistan.

Bí thư thứ Nhất, Phụ trách Thương vụ Nguyễn Thị Điệp Hà

Điện thoại: 0039-2-21-3580-5193

Email: pk@moit.gov.vn

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Pakistan

Tin cùng chuyên mục

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Thương mại song phương Việt Nam - Philippines vượt 8 tỷ USD

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Nigeria

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 28/12/2024: Ukraine mở mặt trận thứ hai

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ucraina

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 28/12: Quân Nga dội đòn bất ngờ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thụy Sỹ (kiêm nhiệm Liechtenstein)

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt