Thứ ba 05/11/2024 09:26

Tổng kết bước đầu Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển

Ngày 26/3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết bước đầu Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đến năm 2010, tầm  nhìn đến năm 2020 (đề án 47).

Báo cáo tóm tắt kết quả đề án, ông Tạ Đình Thi - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - cho biết: Sau 12 năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 22/45 dự án hoàn thành và nghiệm thu cấp Nhà nước; 4 dự án sẽ kết thúc trong năm 2019; 13/45 dự án đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện; 3/45 dự án đã phê duyệt nhưng chưa được bố trí kinh phí; 3/45 dự án dừng chưa triển khai… Kết quả của các dự án về cơ bản đã được đưa vào sử dụng và góp phần thiết thực vào sự phát triển kinh tế, xã hội vùng biển và ven biển, bảo vệ an ninh quốc gia. Sự đầu tư của nhà nước bước đầu đã thu được những kết quả quan trọng về chính sách quản lý TN&MT biển; về điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên và TN&MT biển; bảo vệ TN&MT biển; tăng cường năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển; bảo vệ chủ quyền và hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản và quản lý TN&MT biển.

Là đơn vị đã tích cực tham gia công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển phục vụ bảo đảm quốc phòng an ninh, đại diện Đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển, Bộ Tham mưu Hải quân cho hay, kết quả thực hiện các dự án thuộc đề án 47 là cơ sở xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chi tiết trên vùng biển Việt Nam, bộ bản đồ nền phục vụ hữu ích cho công tác quản lý biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, giám sát bảo vệ môi trường biển, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững tiềm năng khai thác tài nguyên biển, công tác quy hoạch, lập kế hoạch, thực hiện các dự án phát triển kinh tế biển và nghiên cứu khoa học về biển; xác định các vị trí neo đậu tránh gió bão chính xác; phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế biển các địa phương, góp phần phục vụ tăng cường khả năng an ninh sinh thái và chiến lược quốc gia về phát triển bền vững…

Tuy nhiên, chia sẻ tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế khi thực hiện đề án, đó là: Công tác kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu còn chưa chặt chẽ, quyết liệt, ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng sản phẩm của dự án; thiếu sự phối hợp giữa các bộ trong việc triển khai thực hiện, chia sẻ kết quả, dữ liệu gây lãng phí nguồn lực do chưa tận dụng được hết nguồn lực về phương tiện, trang thiết bị điều tra và các kết quả điều tra đã có trước đây; cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản chưa hoàn thiện…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, khẳng định, đề án 47 là đề án lớn, mang tính tổng thể toàn diện. Sau 12 năm thực hiện, đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Bước đầu đã triển khai các vùng biển sâu, xa và liền kề; cơ bản làm chủ được công nghệ tìm kiếm, thăm dò trên biển; đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan thì việc điều tra đánh giá càng có ý nghĩa quan trọng.

Để công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trong từng giai đoạn để đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh, thời gian tới, Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo sẽ tập trung xây dựng và triển khai theo các mục tiêu: Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên biển và hải đảo, với 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ 1:500.000 và điều tra ở tỷ lệ lớn một số khu vực trọng điểm; đánh giá được hiện trạng, rủi ro môi trường và hệ sinh thái biển và hải đảo; thành lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm và sức chịu tải của hệ sinh thái, tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ tối thiếu 1:500.000 khu vực biển ven bờ đến độ sâu 100m nước; xác định được những khu vực biển thuận lợi cho nhận chìm biển đối với các vật liệu khác nhau; thiết lập được bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển và hải đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Môi trường biển

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 5/11/2024: Hà Nội sáng và đêm trời rét, nền nhiệt giảm sâu

Dự báo thời tiết biển hôm nay 5/11/2024: Gió Đông Bắc mạnh, sóng gió lớn, mưa dông, biển động mạnh

Hội đồng giáo sư Nhà nước bỏ phiếu công nhận 45 giáo sư, 570 phó giáo sư

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

EVNHANOI cảnh báo mạo danh nhân viên điện lực liên hệ khách hàng yêu cầu thanh toán tiền điện

Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ làm Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa

Việt Nam sẽ có đường sắt hiện đại kết nối với Trung Quốc?

Tây Ninh: Hỗ trợ chữa cháy tại 1 casino ở Campuchia, cứu thoát 4 người

Dự báo thời tiết ngày mai 5/11/2024: Mưa dông ở cả ba miền, Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa lớn trên 500mm

Từ ngày 1/7/2025 lương hưu được điều chỉnh như thế nào?

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Nhà tập thể, nhà tái định cư xuống cấp giá vẫn cao ngất ngưởng, vì sao?

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bình Định: Chuẩn bị đấu giá 101 xe máy, giá chỉ 300.000 đồng/chiếc

Hà Nội: Đấu giá lô gỗ, củi thu hồi do bão số 3 gây ra

Nhân sự Trung ương: Bộ Công Thương bổ nhiệm Cục trưởng; thông tin về cương vị mới của NSND Xuân Bắc

Cô gái ở Kon Tum 'vẽ' sắc màu cuộc sống bằng tranh giấy xoắn

Suy nghĩ về phát triển giáo dục đại học Việt Nam cùng khoa học và công nghệ

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 4/11/2024: Miền Bắc có mưa, trời chuyển rét; miền Trung mưa lớn kéo dài