Tôn Đông Á: Top 3 công ty sản xuất tôn mạ với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc năm 2021
Được thành lập từ năm 1998, trải qua 23 năm xây dựng và phát triển với thương hiệu đỉnh cao của chất lượng từ sản phẩm chính là tôn mạ dùng trong xây dựng. Hiện tại, TDA có 2 nhà máy tại khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 thuộc tỉnh Bình Dương, với công suất hàng năm lên đến 850 nghìn tấn, tiêu thụ trong nước khoảng 70%, 30% còn lại là xuất khẩu. TDA giữ thị phần tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam năm 2020 ở mức 16%, chỉ sau HSG. Nếu tính riêng thị trường nội địa, TDA cũng thường xuyên là công ty lớn thứ 2 có thị phần khoảng 17% - 18% trong 3 năm qua. Nhờ đó hiệu quả SXKD của công ty và tiềm lực tài chính hàng năm đều tăng trưởng tốt.
Toàn cảnh nhà máy |
Như năm 2021- là năm rất khó khăn của các doanh nghiệp bởi đại dịch Covid nên thị trường tiêu thụ tôn trong nước gần như đóng băng, nhưng TDA chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu, may mắn đã chinh phục được khách hàng từ các nước khó tính như châu Âu, Mỹ, châu Á… Nhờ đó, lợi nhuận năm 2021 của TDA có thể đạt mức cao nhất lịch sử, nhờ giá thép tăng cao và nhu cầu xuất khẩu bùng nổ. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ năm 2021 của TDA ước tính tăng 17% đạt 783 nghìn tấn nhờ vào kênh xuất khẩu, với sản lượng xuất khẩu ước tính tăng 152% đạt 526 nghìn tấn, nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ giảm hơn -44% đạt 257 nghìn tấn, do tác động của dịch Covid-19 nên tập trung vào kênh xuất khẩu là chính.
Phát triển SXKD ổn định, để công bố thông tin cập nhật nhanh nhất và rộng rãi hơn nữa với công chúng, Công ty CP Tôn Đông Á sớm IPO. Theo dự kiến, TDA sẽ IPO trong tháng 11/2021, chào bán 12,37 triệu cổ phiếu sơ cấp và 2,98 triệu cổ phiếu thứ cấp, tương ứng 12% và 3% vốn điều lệ trước chào bán. Vì vậy, tổng số cổ phiếu đang lưu hành sẽ tăng từ 102,32 triệu cổ phiếu lên 114,69 triệu cổ phiếu sau IPO. Cổ phiếu dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn HOSE trong tháng 1/2022.
Đại diện TDA cho biết, ước tính giá hợp lý của cổ phiếu, TDA dựa trên ước tính EPS năm 2022 là 10.683 đồng, hệ số P/E mục tiêu là 7,5 lần dựa trên mức trung bình của các công ty cùng ngành khu vực và số lượng cổ phiếu lưu hành sau IPO là 114,69 triệu cổ phiếu. Theo đó, chúng tôi đưa ra giá trị mục tiêu 1 năm đối với giá cổ phiếu là 80.000 đồng/cổ phiếu. So với các công ty cùng ngành trong nước, TDA có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn. Mặc dù công ty tạm thời có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các công ty cùng ngành do ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn và tỷ trọng đóng góp của các sản phẩm GI thấp hơn, nhưng biên lợi nhuận của GL và PPGL thường ổn định hơn, đồng thời TDA cũng có nền tảng doanh thu mạnh từ Mỹ với các đơn đặt hàng sản phẩm chất lượng cao. Do đó, công ty có thể có lợi nhuận ổn định hơn so với các công ty khác trong năm 2022 khi xu hướng giá thép và sản lượng xuất khẩu trở về mức bình thường từ mức cao trong năm 2021.
Biên lợi nhuận gộp ước tính cải thiện lên 10,3% trong năm 2021 từ mức 7,4% trong năm 2020, nhờ xu hướng tăng của giá thép và công ty tận dụng được hàng tồn kho giá rẻ - đặc biệt là trong nửa đầu năm 2021. Kết quả hoạt động tốt hơn cũng đến từ giá bán dự kiến cao hơn từ các khách hàng châu Âu và Bắc Mỹ. Theo đó, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của TDA trong năm 2021 có thể đạt mức cao nhất trong lịch sử lần lượt đạt 25,3 nghìn tỷ đồng (+105%) và 1,26 nghìn tỷ đồng (+344%).
Năm 2022, TDA ước tính lợi nhuận sau thuế của TDA đạt mức ổn định 1,23 nghìn tỷ đồng (-3%). sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 5%, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa ước tính phục hồi +60%, trong khi sản lượng xuất khẩu có thể giảm 22% từ mức cao năm 2021. Trong 3 năm tiếp theo, sự tăng trưởng của TDA sẽ được hỗ trợ bởi các dây chuyền sản xuất mới bắt đầu hoạt động trong cuối năm 2023, giúp gia tăng công suất thành phẩm của TDA thêm 40% từ mức hiện tại. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu đạt 2 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2025, tương đương CAGR giai đoạn 2022-2025 là 18%.