Thứ năm 28/11/2024 01:46

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga ra cảnh báo trừng phạt, Ukraine chuẩn bị phản công

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 27/11 có một số thông tin đáng chú ý về tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và tình hình chiến sự Nga - Ukraine.

Ngoại trưởng Nga cảnh báo trừng phạt sau cuộc tấn công bằng tên lửa Mỹ

Tờ Rossiyskaya Gazeta dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov cho biết ngày 26/11, cho rằng Moscow sẽ trả đũa các cuộc tấn công liên tục của Ukraine trên đất Nga bằng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp. Tuyên bố của ông được đưa ra sau khi Kiev bắn tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất vào lãnh thổ được quốc tế công nhận của Nga, bất chấp cảnh báo trước đó từ Điện Kremlin.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AP

"Các cuộc tấn công bằng tên lửa sâu bên trong lãnh thổ Nga là một bước leo thang", ông Lavrov nói. "Tất cả các cảnh báo của chúng tôi rằng những hành động không thể chấp nhận được này sẽ phải chịu phản ứng thích đáng đã bị bỏ qua".

Bộ trưởng Lavrov cảnh báo những kẻ đứng sau các cuộc tấn công vào công dân và cơ sở hạ tầng của Nga sẽ phải đối mặt với "hình phạt xứng đáng". Ông nói thêm rằng "không có sự leo thang nào từ quân địch có thể buộc chúng ta từ bỏ mục tiêu" của mình ở Ukraine.

Cũng trong buổi phỏng vấn, Ngoại trưởng Nga cho rằng tình hình trên chiến trường chứng tỏ “vẫn còn chặng đường dài phía trước” để đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ngoại trưởng Nga chia sẻ: “Đánh giá dựa trên những gì đang diễn ra trên chiến trường, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài trước khi đạt được giải pháp chính trị và ngoại giao cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Washington và đồng minh vẫn bị ám ảnh bởi ý tưởng giáng đòn thất bại chiến lược cho Nga, và đang sẵn sàng nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu này dù nó rất xa vời và phi thực tế”.

Ông lập luận: “Thực hiện những cuộc tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga đã góp phần vào chiều hướng leo thang, trong khi họ phớt lờ cảnh báo của chúng ta rằng những hành động không thể chấp nhận được đó sẽ vấp phải sự đáp trả thích đáng”.

Ông Lavrov nhắc lại rằng Moscow vẫn cam kết vô hiệu hóa "các mối đe dọa đối với an ninh của Nga", bao gồm cả nguyện vọng của Ukraine gia nhập NATO.

Rộ tin Tổng thống Joe Biden yêu cầu viện trợ ‘khủng’ cho Ukraine

Tờ Politico đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang yêu cầu Quốc hội Mỹ viện trợ 24 tỷ USD cho Ukraine, để tăng cường hỗ trợ quân sự và bổ sung kho dự trữ của quốc gia này.

Cụ thể, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng đã gửi đề xuất đến Quốc hội Mỹ, cho rằng cơ quan này có thể đưa khoản viện trợ mới để tránh việc chính phủ Mỹ đóng cửa trong kỳ nghỉ Giáng sinh vào tháng tới.

Một số nhà lập pháp đã xem đề xuất của Nhà Trắng vào thứ Hai, và cho rằng đề xuất này bao gồm 8 tỷ USD cho Sáng kiến ​​Hỗ trợ An ninh Ukraine, và 16 tỷ USD để bổ sung kho vũ khí của Mỹ, theo báo cáo.

Tuần trước, chính quyền /chu-de/tong-thong-hoa-ky-joe-biden.topic đã thông báo cho Quốc hội về ý định xóa nợ 4,65 tỷ đô la cho Ukraine. Phát biểu về quyết định trên, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan tuyên bố: "Tổng thống Biden sẽ chứng minh rằng chúng ta thực sự cần các nguồn lực liên tục cho Ukraine sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Mối đe dọa đối với Ukraine sẽ vẫn tồn tại bất kể điều gì xảy ra trên chiến trường hay tại bàn đàm phán, và Mỹ không nên từ bỏ cam kết của mình, đối với Ukraine hay 50 quốc gia mà chúng ta đã tập hợp để bảo vệ Ukraine ở cả châu Âu và châu Á.”

Lần cuối cùng các nhà lập pháp Mỹ thông qua gói viện trợ lớn cho Ukraine là vào tháng 4 năm nay, gần chín tháng sau yêu cầu đầu tiên của Tổng thống Joe Biden vào tháng 8 năm ngoái. Gói viện trợ đó cũng bao gồm khoảng 10 tỷ USD cho các khoản vay kinh tế cho Kyiv.

Tin đồn về yêu cầu của Tổng thống Joe Biden xuất hiện trong bối cảnh nhiều người đang không chắc chắn cách tiếp cận của Mỹ đối với Ukraine trong tương lai. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã không ít lần tuyên bố về việc có thể chấm dứt xung đột trong vòng 24 giờ và đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ trong việc đàm phán chấm dứt xung đột.

Hiện Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và đại diện của Tổng thống đắc cử Donald Trump chưa có bình luận gì về tin đồn trên.

Tổng tư lệnh Ukraine tuyên bố chuẩn bị phản công

Ngày 26/11, trang thông tấn Strana dẫn lời sĩ quan quân đội Kyrylo Sazonov, người có mặt tại cuộc gặp giữa ông Syrskyi và các blogger quân sự cho biết: Ở phương hướng Pokrovske và Kurakhove tình hình hiện tại rất khó khăn, tuy nhiên, đã tốt hơn so với một tuần trước. Ông Sazonov tuyên bố: "Lúc đó tình hình thực sự rất nghiêm trọng. Một số đơn vị đã phải rút lui, bỏ lại các vị trí, và không có ai thay thế. Thực sự là một tình huống khủng hoảng".

Nhưng ông cho biết vấn đề đã được giải quyết, lực lượng dự bị đã được triển khai, các kế hoạch của đối phương đã bị phá vỡ. Ông khẳng định: "Quan điểm của Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi là chúng ta phải nắm thế chủ động và phản công".

Ông Sazonov cho biết, Tướng Syrskyi đã nói: "Chúng ta phải chặn đứng đối phương. Nhưng chiến thắng là không thể nếu quân đội Ukraina chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ. Chúng ta phải giành lại thế chủ động và phản công. Chúng tôi sẽ làm điều đó. Còn ở đâu và ai làm – các bạn sẽ thấy".

Trong khi đó, bất chấp những lời của ông Syrskyi về sự cải thiện tình hình, bước tiến của Liên bang Nga vào tuần trước là kỷ lục cho năm 2024 - 235 km2, Reuters đưa tin có tham chiếu đến dữ liệu từ nguồn Deep State.

Trong vòng chưa đầy một tháng của tháng 11, người Nga đã chiếm được 600 km2. Theo các nguồn khác, thậm chí còn nhiều hơn - khoảng 667 km2.

Đồng thời, theo bản đồ Deep State, diện tích đầu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine ở vùng Kursk hiện là khoảng 550 km2.

Nỗ lực phản công của Ukraine năm ngoái bắt đầu từ ngày 4/6 và ba tháng sau, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáng kiến của Kiev đã thất bại. Theo ông, trong nỗ lực "đạt được kết quả bằng mọi giá", Ukraine đã mất 71,5 nghìn quân nhân.

Ông Sergey Shoigu, người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng vào thời điểm đó, cho biết, Lực lượng vũ trang Ukraine đã không đạt được mục tiêu của mình trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Israel không kích biên giới Lebanon ngay trước giờ ngừng bắn

Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng giao thông vận tải Lebanon Ali Hamieh, cho rằng Israelđã lần đầu không kích vào ba cửa khẩu biên giới phía bắc của Lebanon với Syria, hồi cuối ngày 26/11 (giờ địa phương).

Các cuộc không kích diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực vào lúc 4h sáng ngày 27/11 (giờ địa phương) để chấm dứt tình trạng thù địch giữa nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon và Israel.

Ông Hamieh cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu các tuyến đường có bị cắt đứt do các cuộc không kích hay không. Các cuộc không kích của Israel vào các cửa khẩu biên giới phía đông của Lebanon trong những tuần gần đây đã phong tỏa các tuyến đường đó vào Syria.

Hãng thông tấn nhà nước Syria đưa tin bốn thường dân và hai binh sĩ đã thiệt mạng, và 12 người bị thương, bao gồm trẻ em, phụ nữ và công nhân tại Hội Cứu hộ Trăng lưỡi liềm đỏ Syria.

Hội Trăng lưỡi liềm đỏ trước đó cho biết một tình nguyện viên đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong "cuộc tấn công nhằm vào các cửa khẩu Al-Dabousyeh và Al-Arida ... khi họ đang thực hiện nhiệm vụ nhân đạo là giải cứu những người bị thương vào sáng sớm thứ Tư".

Truyền hình nhà nước Syria đưa tin cuộc không kích của Israel đã tấn công vào các cửa khẩu biên giới Arida và Dabousieh với Lebanon.

Quân đội Israel đã không bình luận về thông tin trên. Trước đó, họ đã tuyên bố rằng họ nhắm vào những địa điểm mà họ cho là có liên hệ với Iran ở Syria, một phần của chiến dịch nhằm hạn chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Riêng Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) cho biết hôm 26/11 rằng họ đã tấn công một cơ sở lưu trữ vũ khí của lực lượng quân đội được cho là có liên kết với Iran ở Syria để đáp trả một cuộc tấn công nhằm vào căn cứ lực lượng Mỹ vào hôm 25/11.

Phú Quý
Bài viết cùng chủ đề: Israel

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 27/11: Nga dội hỏa lực dữ dội vào Zaporizhia; Ukraine phá hủy 7 xe lội nước của Nga

Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn

Sắp diễn ra tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'

Chiến sự Nga-Ukraine 27/11/2024: Giải pháp ngoại giao ở Ukraine vẫn còn rất xa; Tướng Ukraine nói về cuộc phản công mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Liên minh châu Âu mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tăng 150% trong 3 năm

Toàn cảnh thế giới 26/11: Nga nói phương Tây 'vi phạm lằn ranh đỏ', Israel nhận 'tối hậu thư'?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán