Thứ ba 29/04/2025 21:49

Tọa đàm “Tầm soát ung thư vú trọn vẹn: Yêu bản thân. Đừng trì hoãn” cùng các chuyên gia

Lúc 19h30 ngày 09/10/2021, Công ty Cổ phần Giải pháp Gene (Gene Solutions) phối hợp cùng Bệnh viện Đại học Y dược Tp. HCM, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế và Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến “Tầm soát ung thư vú trọn vẹn: Yêu bản thân, đừng trì hoãn”.

Hưởng ứng tháng Thế giới hành động, phòng chống ung thư vú, toạ đàm nhằm truyền tải thông điệp phụ nữ nên yêu thương bản thân nhiều hơn, chú ý bảo vệ sức khỏe và tầm soát ung thư vú sớm và đúng cách; đừng trì hoãn chỉ vì tâm lý chủ quan và e ngại thăm khám vùng ngực.

Theo GLOBOCAN, tại Việt Nam, ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới, chiếm tới gần 26% ca mắc mới.

Đáng lưu ý, ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, song điều đáng tiếc là gần 70% bệnh nhân hiện nay phát hiện ở giai đoạn muộn làm giảm hiệu quả điều trị, tăng thêm gánh nặng tài chính và trả giá bằng 9.345 sinh mạng trong năm qua.

Tiến sĩ, bác sĩ Phan Cảnh Duy - Phó Trưởng khoa Xạ trị, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Có đến 80% bệnh nhân ung thư vú có thể chữa khỏi hoàn toàn, nếu phát hiện từ giai đoạn sớm. Phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm, giúp tăng tỷ lệ sống trên 5 năm lên đến 99%”.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Phúc - Trưởng khoa Tuyến vú, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ có kinh sớm trước 12 tuổi hoặc mãn kinh muộn sau 50 tuổi, người không cho con bú, người sử dụng liệu pháp thay thế hormone hoặc thuốc tránh thai nội tiết, người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú mang gen di truyền… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư vú. “Riêng phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư vú gấp 7-10 lần trong suốt cuộc đời”, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chương - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội nhấn mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Nguyên - Đồng sáng lập và Phó Tổng giám đốc Gene Solutions cho biết: “Xét nghiệm gen có thể phát hiện đột biến trên 7 gen gây ung thư vú di truyền, bao gồm cả gen BRCA1 và BRCA2, tiết lộ nguy cơ mắc ung thư vú di truyền cao hay thấp của nữ giới. Điều này giúp họ tối ưu việc tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa chủ động, giảm khả năng phát triển bệnh, tăng tỷ lệ sống sau 5 năm đến 99% khi điều trị ở giai đoạn sớm - so với chỉ 27% ở người phát hiện muộn”.

Từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 31/10/2021, thông qua 3 bệnh viện trên, Gene Solutions dành tặng 300 suất tầm soát ung thư vú miễn phí từ gen đến hình ảnh, đặc biệt là với xét nghiệm gen oncoSure cho phụ nữ.

Bài viết cùng chủ đề: Chủ đề nháp 20230108195342

Tin cùng chuyên mục

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý