Tọa đàm “Nâng cao năng lực và giá trị từ mô hình Kinh tế trang trại khu vực miền núi”
Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại ở nước ta có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, miền núi; đưa sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung.
Theo thống kê, đến nay cả nước có trên 30 nghìn trang trại, trong đó có hàng nghìn trang trại của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cao, mang lại thu nhập ổn định không chỉ cho chủ trang trại mà còn cho hàng trăm nghìn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần.
Tuy nhiên, kinh tế trang trại chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, còn khu vực miền núi vẫn còn nhiều hạn chế về năng suất, sản lượng và kỹ năng quản trị, trong khi điều kiện đất đai, khí hậu lại rất phù hợp để phát triển.
Vậy làm thế nào để phát triển mô hình kinh tế trang trại ở khu vực miền núi - nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đang là vấn đề được nhiều cấp, ngành quan tâm.
Để làm rõ hơn thực trạng, cũng như định hướng phát triển mô hình kinh tế trang trại, hôm nay Báo Công Thương tổ chức cuộc Tọa đàm: “Nâng cao giá trị và mô hình kinh doanh từ Kinh tế trang trại khu vực miền núi”.
Tọa đàm có sự tham dự của các diễn giả:
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
Bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La
Ông Hoàng Trọng Thuỷ- Chuyên gia nông nghiệp
Ông Phan Nhật Quang - Chủ trang trại Quang Hằng, Hợp tác xã Chăn nuôi gia súc gia cầm Xuân Tiến
Chương trình được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử (congthuong.vn); Fanpage; Youtube; Tiktok Báo Công Thương.