Chủ nhật 24/11/2024 18:46

Toà án quyết định tạm thời 'cấm thay đổi hiện trạng Toà nhà Golf Đà Lạt', luật sư nói gì?

Luật sư khẳng định việc Tòa án nhân dân TP. Thủ Đức ban hành quyết định tạm thời ‘cấm thay đổi hiện trạng Toà nhà Golf Đà Lạt’ là đúng quy định pháp luật.

Tòa án yêu cầu tạm hoãn cưỡng chế

Ngày 21/7, thông tin từ UBND TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị vừa có báo cáo tạm hoãn tổ chức thực hiện biện pháp buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với công trình Toà nhà Câu lạc bộ (CLB) Golf Đà Lạt.

Theo UBND TP. Đà Lạt, quá trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại công trình sân Golf (sai phép, không phép), Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL (Công ty Hoàng Gia) đã bị cơ quan có thẩm quyền ban hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ban hành các Thông báo cưỡng chế buộc thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Lực lượng cưỡng chế do UBND TP. Đà Lạt chủ trì có mặt tại hiện trường ngày 17/7. (Ảnh: Lê Sơn)

Mới đây, ngày 17/7, UBND TP. Đà Lạt và lực lượng chức năng tổ chức cưỡng chế đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Quyết định cưỡng chế thì đại diện Công ty Hoàng Gia cung cấp Quyết định số 16/2024/QĐ-BPKCTT ngày 16/7/2024 của Toà án nhân dân TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh về việc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với công trình Toà nhà này.

Cũng tại thời điểm này, Đoàn cưỡng chế cũng nhận được Quyết định số 03/2024/QĐ-BPKCTT ngày 17/7/2024 của Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Lâm Đồng cũng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Thông báo số 422/TBTN-THA cùng ngày của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng về trách nhiệm thi hành án.

Tại hiện trường ngổn ngang vật liệu xây dựng và sắt thép đã bị rỉ sét rất lãng phí. (Ảnh: Lê Sơn)

Do đó, Đoàn cưỡng chế đã tạm hoãn tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm bên trong sân Golf Đà Lạt để các cơ quan (Toà án, Thi hành án) thực hiện thủ tục tố tụng, giải quyết vụ án theo quy định pháp luật.

Sau đó 2 ngày, tức ngày 19/7, TAND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 04/2024/QĐ-BPKCTT, quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03 cũng do chính Toà án tỉnh này ban hành trước đó, một trong những lý do huỷ bỏ Quyết định số 03 là “ngày 16/7 TAND TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 16/2024 (cấm thay đổi hiện trạng Toà nhà CLB Golf Đà Lạt) đối với tài sản tranh chấp theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015….”.

Ở một diễn biến khác, căn cứ Văn bản số 1778 của TAND TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh về việc xem xét thẩm định tại chỗ. Ngày 19/7, Thẩm phán Danh Đời, TAND TP. Thủ Đức cùng với đại diện UBND phường 1, TP. Đà Lạt…đã có mặt tại hiện trường để thực việc xem xét, thẩm định tại chỗ về hiện trạng thực tế đối với công trình xây dựng liên quan đến tranh chấp tại Toà nhà CLB Golf Đà Lạt.

Động thái trên của TAND TP. Thủ Đức là để thực hiện theo yêu cầu của Công ty TNHH Văn Lang (trụ sở TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), là nguyên đơn trong vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 236/2024/TLST – KDTM ngày 7/6 về việc “tranh chấp hợp đồng dân sự”. Bị đơn trong vụ án này là Công ty TNHH Anh Quốc SG (trụ sở Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).

Còn nhiều ý kiến

Sau khi các Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 03 của TAND tỉnh Lâm Đồng về việc “tạm đình chỉ việc thi hành án Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số 1727 ngày 10/6 của UBND TP. Đà Lạt” và Quyết định số 16 của TAND TP. Thủ Đức về việc “cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản Toà nhà CLB Golf Đà Lạt…” được ban hành. Có những ý kiến cho rằng các bước tiến hành của Toà án TP. Thủ Đức là kịp thời, cần thiết, để bảo vệ chứng cứ liên quan trực tiếp tới vụ án, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được và đảm bảo cho việc toà án thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các thủ tục tố tụng để giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại thì cho rằng, việc TAND TP. Thủ Đức ban hành Quyết định số 16 về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là chưa phù hợp, bởi lẽ, quyết định cưỡng chế số 1727 do UBND TP. Đà Lạt ban hành là quyết định hành chính thì chỉ có Luật tố tụng hành chính mới được điều chỉnh…

Thẩm phán Danh Đời (áo xanh), TAND TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh có mặt tại hiện trường vào chiều 19/7 để chụp ảnh hiện trạng công trình. (Ảnh: Lê Sơn)
Thẩm phán Danh Đời (áo xanh), TAND TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh lập biên bản thẩm định tại chỗ. (Ảnh: Lê Sơn)

TAND TP. Thủ Đức ban hành Quyết định tạm thời là đúng quy định pháp luật

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Lương Quang Nhật, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết: Quyết định số 16 của TAND TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên, theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và Điều 3 Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24/9/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự, thì trong trường hợp tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong vụ án này, Công ty TNHH Văn Lang (nguyên đơn) nhận thấy nếu thực hiện việc cưỡng chế tháo dỡ công trình Tòa nhà CLB Golf Đà Lạt vào ngày 17/7 là tình thế cấp thiết, không bảo vệ được tài sản tranh chấp chưa được thẩm định giá để tòa án làm căn cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng và không thể khắc phục được hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do việc tháo dỡ công trình. Do vậy, Công ty TNHH Văn Lang đã có đơn đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phù hợp, đúng với quy định.

Mặt khác, Công ty TNHH Văn Lang khởi kiện ra TAND TP. Thủ Đức để yêu cầu bị đơn là Công ty TNHH Anh Quốc SG (tổng thầu) phải thanh toán số tiền đã thi công công trình với trị giá tạm tính là hơn 8,1 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc khởi kiện là do bị đơn không tiến hành nghiệm thu khối lượng công trình để tiến hành thanh quyết toán.

Bị đơn cho rằng, sở dĩ không tiến hành nghiệm thu được công trình là do khi đang thi công thì công trình bị tạm ngưng theo quyết định của UBND TP. Đà Lạt, công trình bị niêm phong nên không thể tổ chức nghiệm thu để thanh toán cho các bên. Do không thể nghiệm thu quyết toán khối lượng nên nguyên đơn buộc phải khởi kiện ra toà để yêu cầu tòa án giải quyết và vụ án được TAND TP. Thủ Đức thụ lý số 236 ngày 7/6/2024.

Do đó, sau khi nhận được đơn đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Công ty TNHH Văn Lang, TAND TP. Thủ Đức thấy rằng: Việc đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản tranh chấp” của nguyên đơn là cần thiết để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản liên quan đến vụ án, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho tòa án tiến hành thu thâp tài liệu chứng cứ, thực hiện các thủ tục tố tụng như xem xét thẩm định tại chỗ, kiểm định chất lượng, định giá…là căn cứ giải quyết vụ án.

Theo Luật sư Nhật, việc TAND TP. Thủ Đức thụ lý giải quyết vụ tranh chấp là đúng thẩm quyền, bởi cả nguyên đơn và bị đơn đều có trụ công ty tại TP. Hồ Chí Minh và việc toà ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 16 là có căn cứ, đúng quy định tại khoản 1 Điều 112 và khoản 8 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020). Khi tòa án ban hành quyết định giữ nguyên hiện trạng thì ngoài nguyên đơn, bị đơn thì tất cả những cá nhân, tổ chức có liên quan (kể cả UBND TP. Đà Lạt) đều phải thi hành quyết định, không tổ chức, cá nhân nào được phép thay đổi, hủy bỏ hiện trạng công trình, là tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tòa đang xem xét cho đến khi có quyết định gỡ bỏ ngăn chặn của tòa án.

Đồng tình với ý kiến nêu trên, Luật sư Nguyễn Văn Sĩ, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng việc TAND TP. Thủ Đức áp dụng biện pháp khẩn cấp nêu trên là hoàn toàn hợp tình và hợp lý.

Hợp lý bởi, quyết định trên của TAND TP. Thủ Đức là đúng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, toà án cần ban hành quyết định kịp thời để tránh trường hợp chứng cứ bị tiêu hủy dẫn đến không thể giải quyết vụ án. Trường hợp nếu đương sự yêu cầu có căn cứ rõ ràng mà tòa án không áp dụng dẫn đến thiệt hại thì tòa án cũng có thể bị đương sự khởi kiện.

Hợp tình ở chỗ, qua nghiên cứu hồ sơ, Luật sư Sĩ nhận thấy Công ty Hoàng Gia đã thực hiện thi công công trình có một phần giấy phép, có giấy chứng nhận đầu tư, tuy vào thời điểm thi công công trình thì có dính một phần đất rừng phòng hộ, nhưng nay theo Văn bản 5805 và Quyết định số 1170 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì tại sân Golf Đà Lạt không còn diện tích rừng phòng hộ này nữa, tức là không còn vi phạm khi xây trên đất rừng nữa.

“Thiết nghĩ chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng cần phải rà soát lại quy trình, văn bản… xem trường hợp Công ty Hoàng Gia có được thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, để hoàn thiện giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng như một số công trình trước đây cũng xây dựng sai phép, không phép nhưng vẫn được tỉnh cho ‘hợp thức hoá’. Việc đập bỏ này sẽ có thể dẫn đến sai sót, gây lãng phí tiền của cho nhà đầu tư, thậm chí gây hoang mang cho các nhà đầu tư khác muốn đầu tư vào Lâm Đồng và cả khả năng nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, trách nhiệm lúc này sẽ rất nặng nề. Ngược lại,nếu qua rà soát và theo bản án của tòa các quyết định này là đúng thì khi đó việc tháo dỡ cũng chưa muộn” - Luật sư Nguyễn Văn Sĩ cho hay.

Lê Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Lâm Đồng

Tin cùng chuyên mục

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế

Người phụ nữ ở Hà Nội bị 'ông bố đơn thân' lừa gần 4 tỷ đồng

Làm rõ nguyên nhân bé gái 7 tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

Thanh Hóa: Tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, gây tai nạn giao thông, chống người thi hành công vụ

Công ty CP Du lịch Hồ Nam Bạc Liêu bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản tại 4 ngân hàng