Thứ tư 13/11/2024 17:18

TMĐT Việt & những tên tuổi mới

Không thể phủ nhận sự ra đời của các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) cách đây 4- 5 năm đã tạo nên một diện mạo mới, động lực mới trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Ảnh minh họa

Năm 2013, quy mô của TMĐT Việt Nam mới chỉ khoảng 2,2 tỷ USD thì đến năm 2015 đã lên tới trên 4 tỷ USD, sau 5 năm tới dự đoán sẽ vượt “đỉnh” 10 tỷ USD. Đã có hơn 10.000 nền tảng thương mại điện tử và website bán hàng được đăng ký trong năm 2015, gấp đôi so với năm 2014.

Tuy nhiên, mặc dù phát triển với tốc độ ấn tượng nhưng trong hơn 1 năm qua, hàng loạt doanh nghiệp TMĐT như Beyeu.vn, Deca.vn, Cucre.vn, Lingo.vn... đã phải rời bỏ cuộc chơi do cạn vốn, khiến nhiều người cho rằng, TMĐT là chiếc “lò bát quái đốt nhiều tiền” vì chi phí hoạt động quá lớn và TMĐT Việt Nam khó lớn mạnh.

Thế nhưng, có một thực tế khiến cả những người bi quan nhất cũng phải lóe lên những tia hy vọng: Năm 2016, thị trường TMĐT Việt Nam có sự gia nhập ào ạt của nhiều cái tên mới, nhiều tập đoàn khổng lồ cả trong và ngoài nước. Họ đâu phải là những “con thiêu thân”? Thử điểm qua một vài cái tên.

Giữa tháng 4/2016, Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) đã hoàn tất việc mua lại cổ phần kiểm soát của Lazada - nền tảng thương mại điện tử đang chiếm ưu thế tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tổng giá trị đầu tư khoảng 1 tỷ USD.

Tháng 5/2016, Central Group (Thái Lan) thông qua Nguyễn Kim mua lại Zalora Việt Nam. Việc sở hữu Big C, Nguyễn Kim, một loạt chuỗi thời trang... sẽ giúp Central Group có nguồn hàng phong phú phục vụ cho trang TMĐT Zalora.

Tin mới nhất: Lotte.vn của Tập đoàn LOTTE sắp ra mắt, tập trung vào các dòng sản phẩm thời trang và mỹ phẩm, với tham vọng giành chiếm 20% thị phần bán lẻ tại Việt Nam, đứng top đầu thị trường bán lẻ...

Không chỉ các tập đoàn lớn nước ngoài mà các tên tuổi lớn của Việt Nam cũng dồn dập bước vào thị trường TMĐT.

Chạy đua với Adayroi của Vingroup hoạt động từ tháng 8/2015, mới đây, Thế Giới Di Động chuẩn bị cho ra mắt trang TMĐT hoàn toàn khác biệt so với thegioididong.com và dienmayxanh.com, hoạt động với mô hình B2C.

Tính đến cuối tháng 3/2016, giá trị khoản đầu tư của VNG vào Tiki là 376,5 tỷ đồng, tương ứng hơn 100.000 đồng/cổ phần, cao gấp 10 lần mệnh giá.

Một trong những thay đổi lớn của Viettel là việc cho ra đời trang TMĐT sandacsan.com.vn hồi đầu tháng 9/2016, bán các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, gạo, gia vị và thủ công mỹ nghệ...

Rất có thể những tên tuổi lớn đó sẽ dẫn dắt thị trường TMĐT Việt Nam đi nhanh hơn, mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn, vươn tới những tầm cao mới.

Trần Phương

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nhân viên của các tổ chức thiếu kiến thức cơ bản về an ninh mạng

Tập đoàn Viettel nói về giá và chất lượng mạng 5G sau 9 ngày thử nghiệm

Câu chuyện chuyển đổi số ở tỉnh nghèo Hà Giang

Để mục tiêu kinh tế số đóng góp 30% vào GDP không còn là thách thức

Nâng cao năng lực cho mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số Việt Nam

Thị trường IT Việt Nam cần 500.000 lao động công nghệ từ nay đến năm 2025

Quảng Nam: Các tổ công nghệ số cộng đồng thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

Cảnh báo: Các cú pháp nhận ưu đãi từ Viettel là thông tin thất thiệt

Thế giới thiếu hụt khoảng 4 triệu chuyên gia an ninh mạng

3 mục đích xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông: Hiệu quả cao nhờ chuyển đổi số

Ngành sản xuất là lĩnh vực bị mã độc tấn công nhiều nhất tại Việt Nam

AI tạo sinh mang lại cơ hội và thách thức gì cho doanh nghiệp?

Ứng dụng Rakuten Viber ra mắt tính năng mới, thêm trải nghiệm cho người dùng

Analog Devices và Flagship Pioneering “bắt tay” đẩy nhanh tốc độ phát triển thế giới sinh học

Sắp diễn ra hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024

Người dùng thích ứng ra sao sau 1 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học?

Nở rộ dịch vụ ''lấy lại tiền bị lừa'' trên mạng xã hội, Cục An toàn thông tin khuyến cáo gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Người đứng đầu đóng vai trò quan trọng

Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam