Chủ nhật 24/11/2024 00:02

Tỉnh Vĩnh Phúc chủ động ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại mưa lũ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có Thông báo số 98/TB-UBND, nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, và tỉnh Vĩnh Phúc, mực nước lũ trên sông Cầu sẽ xuống chậm, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của sông Phan - Cà Lồ, mực nước các sông nội đồng trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong những ngày tới.

Mưa lớn từ ngày 22-27/5 đã gây ngập úng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Dự báo, trong những ngày tới, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa đến mưa to với lượng mưa phổ biến 30-60mm/đợt (thời gian mưa lớn tập trung vào chiều và đêm). Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng ngập úng, có thể gây ra những thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.

Để chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành ra Thông báo số 98/TB-UBND, yêu cầu thực hiện các nội dung sau:

Các cấp, ngành, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh tạm dừng các công việc chưa thật sự cần thiết, không cấp bách để tập trung cho việc chỉ đạo, kiểm tra, triển khai thực hiện phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn, trong đơn vị và thuộc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

UBND cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẩn trương đề xuất UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh theo hướng bổ sung thêm một số thành viên Ban chấp hành và các Ủy viên Ban Chỉ huy tỉnh là Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan để đảm bảo Ban Chỉ huy hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hướng dẫn, kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin cho các cấp, ngành, đơn vị liên quan về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc đánh giá, nhận định tình hình mưa lũ và dự kiến phương án xả lũ các hồ chứa nước: Đại Lải, Thanh Lanh và Xạ Hương để các địa phương vùng hạ du chủ động phương án ứng phó.

Các cấp, ngành, đơn vị liên quan trên cơ sở xác định cấp độ rủi ro thiên tai và hướng dẫn của Sở NN&PTNT kích hoạt, triển khai các hành động, biện pháp ứng phó, nhiệm vụ theo phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai đã được phê duyệt.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh tới chủ đầu tư các KCN, các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh về phương án ứng phó với mưa lũ, thiên tai; tập trung kiểm tra hệ thống điện và các nguy cơ gây mất an toàn để chủ động phòng tránh, ứng phó.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các đơn vị trong tỉnh chủ động ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa bão

Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài kiểm tra, đôn đốc việc thi công các hạng mục công trình thuộc dự án, đánh giá thực trạng an toàn công trình và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mùa mưa lũ.

Trong quá trình thi công phải đảm bảo tuyệt đối không ảnh hưởng tới việc tiêu thoát nước trên lưu vực. Cử nhân lực ứng trực và phối hợp với Sở NN&PTNT vận hành hợp lý điều tiết cầu Sắt, cầu Tôn để tiêu thoát nước trên hệ thống sông Phan-Cà Lồ trước, trong và sau mưa lũ.

Các công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn, Lập Thạch, Tam Đảo, Phúc Yên tiếp tục tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hệ thống các luồng tiêu, trục tiêu và tổ chức giải tỏa, tháo dỡ các vật cản, bèo rác, khơi thông những điểm có thể gây ách tắc dòng chảy; vận hành các hệ thống trạm bơm tiêu, các điều tiết, cửa van, máy đóng mở... đảm bảo hiệu quả cao nhất để tiêu thoát lũ.

Trên cơ sở Thông báo của UBND tỉnh, ngày 28/5, UBND huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) đã có báo cáo về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn huyện. Cụ thể, theo ông Lê Chí Thái – Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, UBND huyện cũng yêu cầu Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Vĩnh Tường và các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp huy động lực lượng, máy móc tập trung khơi thông dòng chảy, kênh tiêu tạo thoát nước nhanh, không để gây thiệt hại về sản xuất.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024