Chủ nhật 24/11/2024 17:12

Tinh thần đoàn kết trong Lễ hội cầu an dân tộc Ba Na

Lễ hội cầu an dân tộc Ba Na được tổ chức với ý nghĩa xua đuổi những điều xấu, dịch bệnh khỏi buôn làng, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết của đồng bào.

Lễ hội cầu an là loại hình văn hóa tín ngưỡng độc đáo của dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên thể hiện sự tôn kính của đồng bào đối với các bậc thần linh, những người đã khuất cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống của dân tộc Ba Na

Nghệ nhân dân gian Đinh Bri, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho biết: Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Ba Na. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng đồng làng, thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không còn xảy ra ở trong làng… Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Yàng những lễ vật hiến sinh cho phù hợp. Thông thường, lễ vật cúng thần của người Ba Na có thể là những con bò, heo, dê, gà, rượu…

Bà con dân làng tập trung ở nhà Rông để làm Lễ hội cầu an
Chuẩn bị lễ vật cho Lễ hội cầu an

Trước khi tổ chức Lễ hội cầu an, già làng sẽ tập hợp bà con dân làng ở nhà Rông và phân công mọi người các công việc để phục vụ Lễ hội cầu an. Khi đã được thống nhất họ sẽ chọn một người làm thủ quỷ thu tiền để mua các vật cúng, trường hợp không đủ kinh tế để nộp thì họ sẽ đóng góp của cải vật chất để sắm vật hiến sinh để cúng Yàng, chế tác các đạo cụ, chỉnh chiêng, làm cột gưng cúng cho lễ.

Việc thu tiền để mua con vật cúng sẽ thu theo đầu người từ già đến trẻ và được tổ chức tại nhà Rông. Trưởng làng sẽ triển khai cho bà con dân làng phát dọn đường đi sạch sẽ, sửa sang nhà Rông, bến nước, dọn vệ sinh sạch sẽ trong thôn làng để cùng đón bà con gần xa đến tham gia Lễ hội cầu an.

Chỉnh chiêng, làm cột gưng cúng cho lễ hôi
Những chàng trai được hóa trang thành hình nộm

Ngày chính thức Lễ hội cầu an, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú hiền lành để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo, một chàng trai khác khoác tấm chăn lên người, đầu đội hình nộm chim phượng hoàng…

Già làng thắp ngọn lửa ở cột gưng để xua đi cái không may mắn cho buôn làng
Già làng thực hiện các nghi thức cúng cầu an
Tiếng cồng, chiêng luôn có mặt trong Lễ hội cầu an
Nghi thức xua đuổi điều xấu, xui xẻo đón nhận những điều may mắn trong Lễ hội cầu an

Lễ vật đã chuẩn bị xong, Lễ hội cầu an chính thức được bắt đầu, tất cả thành viên trong buôn đều tập trung trước nhà Rông để làm lễ cúng thần. Già làng là người chủ trì buổi lễ, với lời cầu khấn: "Hỡi thần trên trời, hỡi thần nước, thần núi. Hôm nay, làng chúng tôi cùng lễ cầu an và tất cả già, trẻ, gái, trai dân làng chúng tôi và bà con gần xa đã đều tập trung đông đủ giữa sân không gian nhà Rông cao vút. Và chúng tôi đã chuẩn bị mọi thứ theo ý vị thần đã mách bảo. Hôm nay làng chúng tôi làm lễ hội cầu an, nhờ các thần chứng kiến và phù hộ cho bà con chúng tôi có sức mạnh, ấm no, hạnh phúc. Ôi Yàng. Hôm nay làng chúng tôi bắt đầu thực hiện cúng, tất cả bà con chúng tôi đều đông đủ, thành kính mời các vị thần xuống chứng kiến và chúng tôi tạ ơn Yàng đã ban cho buôn làng chúng tôi có sức khỏe, buôn làng ấm no, hạnh phúc".

Những điệu múa xoang uyển chuyển thể hiện sự vui mừng của đồng bào trong Lễ hội cầu an
Mọi người cùng uống rượu cần để nhận sự may mắn đến với bản thân

Khi cúng xong phần bầm báo Lễ hội cầu an với những người đã khuất và báo cho những thần trên trời bà con sẽ được trao sức mạnh bằng cách dơ hai bàn tây lên ngọn nến. Sau khi kết thúc lời cầu khấn thần linh, dân làng tiến hành nghi thức xua đuổi tà ma, dịch bệnh trong làng. Để thực hiện nghi thức này, già làng là người dẫn đầu. Tiếng hô vang và những bước nhún nhảy xông lên thể hiện hành động xua đuổi những điều xui xẻo, cái xấu, tà ma… đi ra khỏi làng. Kết thúc, tiếng hô của già làng và những bước nhảy, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên và kèm theo đó là những động tác múa xoang uyển chuyển của các thiếu nữ thể hiện sự vui mừng, niềm hân hoan vì các dịch bệnh, tà ma, xui xẻo… đã ra khỏi nơi trú ẩn và đi xa.

Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na cũng thể hiện tinh thần đoàn kết

Lễ hội cầu an là dịp để đồng bào Ba Na giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình một cách nguyên sơ và chân thực. Đồng thời trong Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giáo dục con cháu bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Lễ hội cầu an

Tin cùng chuyên mục

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/11, rạng sáng 25/11: Ipswich Town và MU, Southampton và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Link xem trực tiếp bóng đá Leicester City và Chelsea, 19h30 ngày 23/11, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1