Thứ tư 06/11/2024 02:21

Tỉnh Quảng Ninh: Vẫn nghiên cứu làm hầm xuyên vịnh Cửa Lục

Theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vẫn sẽ có phương án xây dựng hầm đường bộ qua cửa vịnh Cửa Lục

Dự án hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục từng dự kiến được khởi công trong năm 2019 và hoàn thành năm 2025, góp phần giảm tải cho cầu Bãi Cháy, kết nối thông suốt giữa hai khu vực phía Đông và Tây của TP.Hạ Long (Tỉnh Quảng Ninh).

Tuy nhiên sau đó, Quảng Ninh tạm dừng triển khai dự án thế kỷ này để ưu tiên tập trung nguồn vốn cho các công trình giao thông đặc biệt quan trọng khác, trong đó có cầu Cửa Lục 1 và 3, nhằm phục vụ cho việc mở rộng không gian đô thị sau khi thực hiện sáp nhập huyện Hoành Bồ và TP.Hạ Long.

Vị trí lựa chọn xây dựng hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục theo thiết kế ban đầu

Dự án hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục khi đó có tổng số vốn đầu tư trên 9.780 tỉ đồng, được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, kế hoạch vốn giai đoạn 2018 – 2020 là trên 3.000 tỉ đồng, giai đoạn 2021 – 2025 là trên 6.766 tỉ đồng.

Để có nguồn vốn cho công trình thế kỷ trên, mỗi năm tỉnh Quảng Ninh dự kiến cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 2.000 tỉ đồng.

Đây là công trình cấp đặc biệt, nhưng không nằm trong công trình quốc gia, nên Quảng Ninh xin chủ trương tự cân đối ngân sách để xây dựng và được Chính phủ đồng ý.

Theo thiết kế, hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục có quy mô 6 làn xe, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 2.750m, trong đó, chiều dài hầm khoảng 2.140m (gồm 1.000m hầm dìm và 1.140m hầm dẫn).

Hầm nằm dưới đáy biển cách mặt nước không quá 17m (hầm Thủ Thiêm là 24 m). Tốc độ xe lưu thông trong hầm có thể đạt 60 km/giờ, hầm có thể chịu được động đất 6 độ Richter.

Mới đây, theo Quy hoạch chung TP.Hạ Long đến năm 2040 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vẫn sẽ có phương án xây dựng hầm đường bộ qua cửa vịnh Cửa Lục để kết nối giao thông cơ giới giữa 2 bờ vịnh.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương