Chủ nhật 15/12/2024 13:54

Tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn

Ngày 24/9/2022, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn”.

Hội thảo với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện cho các cơ quan nghiên cứu, chuyên gia, nhà khoa học Trung ương; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Lãnh đạo huyện Vân Đồn và các xã có di tích trên địa bàn huyện Vân Đồn; đại diện các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Hội thảo là dịp để tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về Quẩn thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn, từ đó làm căn cứ khoa học để đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Hội thảo là dịp để tỉnh Quảng Ninh đánh giá toàn diện về: vị trí, vai trò, quy mô, ý nghĩa, giá trị của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn qua các thời kỳ lịch sử. Đồng thời, bổ sung căn cứ khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng hồ sơ khoa học Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Kết quả chuyên môn của Hội thảo khoa học góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Quảng Ninh – vùng đất “địa linh, nhân kiệt” và thương cảng quốc tế Vân Đồn - một trung tâm kinh tế, đối ngoại quan trọng hàng đầu của đất nước; đồng thời tiếp tục làm sáng tỏ các luận cứ khoa học, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản; rút ra những tri thức, kinh nghiệm quý cho công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển và phát huy được các tiềm năng sẵn có, định hướng phát triển của Quảng Ninh gắn với các giá trị di sản.

Bức tranh của họa sĩ Tây Ban Nha phác hoạ bến Cái Làng thuộc Thương cảng Vân Đồn

Hội thảo nhận được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn. Kết quả Hội thảo có giá trị quan trọng, thiết thực đối với việc lập hồ sơ Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn và đối với việc định hướng phát triển kinh tế-xã hội của huyện Vân Đồn

Tại hội thảo, tỉnh Quảng Ninh đã công bố các kết quả, thành tựu nghiên cứu về Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn từ kết quả các dự án khai quật khảo cổ học, điền dã và hợp tác quốc tế.

Các đại biểu tham dự đã thảo luận, đánh giá giá trị toàn diện của Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn (các vấn đề về cảnh quan và môi trường, lịch sử, giao thương hàng hải, giao lưu kinh tế, văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, các vấn đề liên quan đến con đường giao thương hàng hải, kinh tế biển, quân sự...) để xác định các tiềm năng phát triển của địa phương gắn với các giá trị di sản, góp phần phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói chung. Nghiên cứu, xác định phạm vi không gian di tích.

Ông Cao Tường Huy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Cao Tường Huy – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh – đánh giá: "Chúng tôi mong rằng, kết quả chuyên môn của Hội thảo khoa học lần này sẽ góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử và những giá trị văn hóa tiêu biểu của Quảng Ninh - một vùng “địa linh, nhân kiệt” và thương cảng quốc tế Vân Đồn - một trung tâm kinh tế, đối ngoại quan trọng hàng đầu của đất nước, đồng thời tiếp tục làm sáng tỏ tiềm năng, định hướng phát triển của Quảng Ninh gắn với các giá trị di sản, gia tăng giá trị cho du lịch và một số ngành kinh tế biển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh và đất nước".

Ngoài ra, kết quả thu được của Hội thảo chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào công tác quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đồng thời chuẩn bị những luận cứ khoa học cho việc kiến tạo các hành lang phát triển mới, tổ chức lại các không gian phát triển, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn, phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, đồng thời đưa Khu kinh tế Vân Đồn - một trong hai mũi đột phá của Quảng Ninh, sớm trở thành Khu kinh tế tri thức có trình độ khoa học và công nghệ cao, một Đô thị biển thông minh, xanh, sạch; một Không gian sinh thái văn hóa tiêu biểu, là vùng động lực phát triển của Quảng Ninh, vùng duyên hải Đông Bắc và đất nước.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Vẫn nhớ 'Đây A Nốp' trong phim 'Trên từng cây số'

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3: 'Dòng chảy di sản'

Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất TP. Hồ Chí Minh tại Vạn Phúc City

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật Sắc quê 2 của họa sĩ Quỳnh Thơm

Thừa Thiên Huế: Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế: Công nhận Tri thức may, mặc áo dài Huế là di sản văn hoá phi vật thể

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị tri thức trong đời sống

Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Cà Mau: Khánh thành công trình xây dựng Cụm Tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sắp diễn ra triển lãm tranh 'Tôi vẽ Hà Nội' và sự thăng hoa ngành công nghiệp văn hóa đương đại