Thứ bảy 10/05/2025 11:03

Tín dụng tăng 12%, VIB lãi 6.600 tỷ đồng trong 9 tháng

Ngân hàng Quốc tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với tăng trưởng tín dụng và huy động vượt trội so với ngành cùng chất lượng tài sản cải thiện.

Theo đó, tính đến 30/09/2024, tổng tài sản VIB đạt hơn 445.000 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm, trong đó dư nợ tín dụng đạt hơn 298.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm, cao hơn so với mức trung bình ngành là 9%. Đặc biệt, trong riêng quý 3, ngân hàng tăng trưởng tín dụng đạt gần 7% và là một trong những ngân hàng bán lẻ có tăng trưởng tín dụng tốt nhất ngành. Động lực tăng trưởng cả ở 4 mảng phân khúc trọng tâm là bán lẻ, khách hàng doanh nghiệp, SME và định chế tài chính, thông qua các sản phẩm vay có lãi suất cạnh tranh nhờ việc tối ưu hóa chi phí huy động cùng quy trình đơn giản, linh hoạt và nhanh chóng. Huy động vốn tăng 8%, cao gần gấp đôi trung bình ngành, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng.

Tín dụng tăng 12%, VIB đạt lợi nhuận 6.600 tỷ đồng sau 9 tháng

Là một trong số ít ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp hạng ở nhóm cao nhất ngành, VIB được cấp hạn mức tín dụng ở nhóm lớn nhất ngành. Cùng với việc NHNN nới room tín dụng cho ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt, tổng hạn mức tín dụng năm 2024 của VIB là khoảng 18,4%.

Sau 9 tháng đầu năm, nhà băng này đạt tổng doanh thu 15.300 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần giảm 9% so với cùng kỳ. Với định hướng tập trung vào phân khúc khách hàng chất lượng cao, có tài sản đảm bảo tốt, cùng với việc đưa ra thị trường nhiều gói sản phẩm bán lẻ lãi suất cạnh tranh nên có sự giảm về biên lãi ròng (NIM), tuy nhiên VIB vẫn duy trì NIM tích cực, ở mức 4%.

Bên cạnh hoạt động tín dụng, thu nhập ngoài lãi 9 tháng đầu năm của VIB đạt 3.500 tỷ, tăng 5% và đóng góp vào 23% tổng doanh thu của ngân hàng. Đáng chú ý thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro (write off recovery) đạt hơn 750 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ; hoạt động ngoại hối cũng đóng góp mức thu nhập hơn 450 tỷ đồng, tăng 49%. Thu nhập từ phí đạt 2.100 tỷ với 2 sản phẩm chính là thẻ tín dụng và bảo hiểm. Trong đó, tính đến 30/09/2024, số lượng thẻ tín dụng VIB đã vượt mốc 800.000 thẻ, chi tiêu đạt kỷ lục mới, gần 90.000 tỷ đồng với mức trung bình 10.000 tỷ đồng/tháng, tăng 40% so với cùng kỳ.

Chi phí hoạt động của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm tăng 13% so với cùng kỳ, đến từ các hoạt động đầu tư vào con người, mở mới chi nhánh, đầu tư công nghệ, ngân hàng số và marketing. Hệ số hiệu quả chi phí (CIR) của ngân hàng tạm thời tăng lên mức 36%, tuy nhiên đang có sự cải thiện so với quý trước khi các sáng kiến tối ưu hóa chi phí đang được triển khai mạnh mẽ cùng với các chi nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động hiệu quả.

Trong 9 tháng đầu năm, VIB tiếp tục duy trì chính sách thận trọng mới mức trích lập dự phòng khoảng 3.230 tỷ đồng, tăng 2% và cải thiện tỷ lệ bao phủ hơn so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chất lượng tài sản có dấu hiệu cải thiện, dự phòng trong quý 3 đã giảm hơn 25% so với cùng kỳ. Tổng kết, lợi nhuận trước thuế của VIB sau 9 tháng đầu năm đạt 6.600 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt khoảng 19%.

Theo đại diện lãnh đạo ngân hàng, VIB đã duy trì chiến lược thận trọng, đảm bảo cân bằng mục tiêu giữa tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động. Trong đó, chất lượng tài sản của ngân hàng đang dần cải thiện khi nợ nhóm 2 giảm hơn 4.000 tỷ đồng, tương đương giảm 27%, và bộ đệm dự phòng tăng 27% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tại ngày 30/09/2024 là 2,67%.

Tăng trưởng đồng đều ở cả 4 mảng kinh doanh cốt lõi, VIB tiếp tục là một trong những ngân hàng có rủi ro tín dụng tập trung thấp nhất thị trường với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm 81% tổng danh mục cho vay. Đồng thời, đây cũng là một trong số ít ngân hàng có số dư các khoản lãi, phí phải thu rất thấp, ở mức khoảng 2.400 tỷ, giảm 34% so với cuối năm 2023 và chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng tài sản so với nhiều ngân hàng, tỷ lệ này ở mức 1%-2%, cá biệt lên đến 3%. Các chỉ số quản trị an toàn ở mức tối ưu, trong đó tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Basel II đạt 11,5% (quy định: trên 8%), hệ số cho vay trên tổng tiền gửi (LDR) ở mức 75% (quy định: dưới 85%), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 26% (quy định: dưới 30%) và hệ số nguồn vốn ổn định ròng theo Basel III (NSFR) 111% (chuẩn Basel III: trên 100%).

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh

BAOVIET Bank cho vay cá nhân lãi suất chỉ từ 3%

KienlongBank ghi nhận kết quả quý I/2025 ấn tượng

Chào mừng 50 năm Thống nhất đất nước, Vietcombank hoàn 50% vé Metro tới 450.000 VND

Cổ đông VPBank thông qua kế hoạch lợi nhuận tỷ đô

Việt Nam trước ‘ngã rẽ’ tài sản số, tín chỉ carbon

Kết quả kinh doanh OCB quý I/2025 giữ đà tăng trưởng tốt

Lãi suất huy động tăng trở lại, kỳ hạn ngắn sát “trần”

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống